GIA TRI SONG.pdf

GIÁ TRỊ SỐNG

CHỦ ĐỀ:  HÒA BÌNH

BÀI 1: Hình dung về một thế giới hòa bình

B1: Câu hỏi mở:

  1. Em nào có thể nói cho cô biết về hòa bình nào?
  2. Theo em hòa bình có nghĩa là gì?
  3. Em hiểu một thế giới hòa bình có nghĩa là gì nào?

Giáo viên nhận xét câu trả lời của các bạn, chập nhận tất cả các câu trả lời và cảm ơn các bé đã chia sẻ.

B2: Hình dung về một thế giới hòa bình

GV yêu cầu trẻ tập trung, tưởng tượng bằng cách cùng cô giáo đọc chậm những câu sau:

“Hôm nay chúng mình sẽ cùng nhau tìm hiểu về hòa bình. Các con có thể sử dụng trí tưởng tượng của mình để vẽ nên một bức tranh về thế giới hòa bình”

            Trước tiên các con hãy thư giãn thoải mái trong vài phút. Hãy hình dung về một thế giới hòa binh trong đó tất cả mọi người đều sống hòa thuận với nhau. Chỉ có bình yên trong mỗi con người … giờ hãy hình dung ra một khu vườn xinh đẹp với những hàng cây xanh tốt, muôn hoa đua nở… khu vườn quả thực rất đẹp, thảm cỏ mượt như nhung và các con có thể thấy tiếng chim hót… các con hãy ngăm những con chim đang bay lượn tự do trên bầu trời … nơi đây tràn ngập cảm giác an toàn và bình yên … Bây giờ các con tưởng tượng ra một chiếc ghế đu (hay một cái võng) … Các con đang ngồi trên chiếc ghế đu ấy …. Bây giờ, một người mà các con yêu thích nhất bước tới gần các con. Hôm nay, người ấy thật dịu dàng … và người ấy đảy nhẹ chiếc ghế đu … Khi các con bước xuống từ chiếc ghế đu, cảm giác bình yên tràn ngập trong lòng, rồi các con lại thấy mình ngồi trong phòng học này …”

è Sau khi cảm nhận, hình dung, tưởng tượng thì các con cảm thấy thế nào khi chúng ta sống trong thế giới hòa bình này?

è Các con thấy gì nào?

è Giáo viên chấp nhận tất cả các câu trả lời của các con

è Như vậy, chúng ta phải yêu thế giới hòa bình này, mỗi chúng ta tích cực xây dựng một thế giới hòa bình nhé

Bài tập: Các con hãy vẽ ra những hình dung của mình về 1 thế giới hòa bình

è Kết thúc bài học bằng một bài hát: “Trái đất này là của chúng mình”

BÀI 2: Cánh tay là để ôm nhay

“Hòa bình là khi mọi người sống hòa thuận với nhau, không tranh cãi hay đánh nhau”

Bài tập:

-          Cho bé hoàn thành mẫu câu: “ở một thế giới hòa bình …, ...” Giải thích cho bé cách hiểu hoàn thành câu)

-          Ví dụ: “Ở một thế giới hòa bình, cánh tay là để ôm nhau”

-          Mẫu câu khác: “Ở một thế giới hòa bình, sẽ không có …”

Câu hỏi:

a)      Các con cảm thấy thế nào khi được bố mẹ ôm vào lòng và nói với con bằng giọng ngọt ngào?

b)      Còn khi ai đó đẩy con hay đánh con, thì con cảm thấy thế nào?

è Như vậy: “ở một thế giới hòa bình, cánh tay là để ôm, không phải để xô đẩy nhau, đánh nhau”

-          Cô hỏi: Cánh tay là để làm gì nào?

-          Trò trả lời: …………………..

-          Cô phân tích: Đúng rồi, cánh tay là để ôm nhau … Nào chúng ta hãy cùng lặp lại nào: “Cánh tay là để ôm nhau”

Giáo viên nói thêm: Một điều quan trọng nữa của hòa bình là con phải biết nói “không” đúng lúc. (ví dụ: ai làm con tổn thương thì con phải nói cho người đó rằng con không thích thế)

Bài tập:

Cô cho bé tập viết từ “HÒA BÌNH” và trang trí chữ bằng những hình hoa hoặc theo ý thích của bé:

CHỦ ĐỀ: TÔN TRỌNG

Bài 3: Thể hiện sự tôn trọng ở trường

*      Tôn trọng là đối xử tử tế với người khác

  • Bạn nào cho cô biết câu này có nghĩa là gì?
  • Ở trong lớp, con có thể đối xử tốt với những bạn khác như thế nào?
  • Con muốn các bạn khác đối xử với con ntn?
  • Hành động nào của bạn khiến con nghĩ bạn đang tôn trọng con.

*      Tôn trọng là lắng nghe người khác

  • Trong lớp, con thể hiện sự tôn trọng thầy cô giáo ntn?
  • Thể hiện sự tôn trọng với bạn bè ntn?
  • Tôn trọng người khác con cảm thấy ntn?

Bài tập:

Con hãy nghĩ ra những tình huống thể hiện sự tôn trọng thường gặp (viết ra vở)

Bài 4: Thể hiện sự tôn trọng ở nhà

*      Thảo luận:

  • ở nhà con thể hiện sự tôn trọng ntn?
    • Với ông bà, cha mẹ
    • Với cô dì, chú bác, …
    • Với anh, em
  • Khi con muốn hỏi xin gì đó, thì con thể hiện sự tôn trọng ntn?

(nói làm ơn và mắt nhìn vào người kia)

  • Khi lắng nghe người khác nói, con thể hiện sự tôn trọng ntn?
  • Con cảm thấy người khác thế nào khi lắng nghe con?

Bài tập:

Cho các bé tập đóng kịch để thể hiện sự tôn trọng của mình ở nhà. Ngôn từ tự do, tự bé nói chuyện với nhau.

Trong 1 gia đình: phân vai: Ông, bố, mẹ, anh trai, chị họ, và bé,

*      Cho bé vẽ một bức tranh gia đình

CHỦ ĐỀ: YÊU THƯƠNG

Bài 5: Những miếng bọt biển hạnh phúc

  1. Hôm nay chúng ta cùng khám phá những bài học về yêu thương
  • Theo các em, ai mới cần yêu thương
  • Ai muốn có tình yêu?

*      Chấp nhận tất cả các câu trả lời của các bé

*      Theo cô tất cả chúng ta đều cần tình yêu thương hết. chúng ta cùng tìm hiểu qua một câu chuyện

  • Những miếng bọt biển hạnh phúc

*      Sau khi đọc chuyện giáo viên hỏi:

  • Những miếng bọt biển sống ở đâu?
  • Điều gì làm miếng bọt biển ngạc nhiên khi nó thấy một bạn gái nhỏ?
  • Miếng bọt biển làm gì khi thấy ai đó buồn hay giận?

*      Giáo viên kết luận và cho trẻ làm bài tập

  • Vẽ tranh thể hiện tình yêu thương mà trẻ cảm nhận được qua chuyện
  1. Làm đầy mình bằng tình yêu thương

Ai cũng có tình yêu thương bên trong, nhưng đôi khi người ta quên nó. Một khi không dùng đến nó, nó sẽ phai nhạt dần dần theo thời gian. Và khi đó con người cảm thấy buồn và giận dữ vì họ đã quên mất cái cảm giác yêu thương và được yêu thương

*      Có bao giờ con cảm thấy buồn không?

*      Có bao giờ con cảm thấy bực tức không?

àChấp nhận tất cả các câu trả lời của các bé

Đúng là có những lúc chúng mình thấy buồn bực là do chúng mình quên cách cảm nhận yêu thương bên trong chúng mình. Hôm nay, cô và chúng mình sẽ cùng nhau thực hành một bài về tưởng tượng để các con có tình yêu thương và nó sẽ lớn dần lên như thế nào nhé!

-          Bắt đầu tưởng tượng:

  • Giờ các con hãy ngồi thoải mái và yên lặng … Hãy tưởng tượng có một ánh sáng màu hồng đang ôm gọn lấy con … luồng sách màu hồng đó tràn đầy tình yêu … một tình yêu thương dịu dàng, nhẹ nhàng và an toàn … Nào, hãy hòa mình vào luồng ánh sáng màu hồng …, bất kể khi nào con muốn cảm nhận tình yêu thương, con đều có thể cảm nhận được nhanh nhất và tạo ra nhiều tình yêu thương hơn nữa

è Qua bài tập tưởng tượng này, các con về thực hành với ông bà, cha mẹ mình nhé. Thể hiện tình yêu thương với họ nhé

Bài 6: Yêu thương là quan tâm

Ở bài trước chúng mình đã được tìm hiểu tình yêu thương qua câu chuyện: “những miếng bọt biển hạnh phúc”. Chúng ta cũng đã biết thể hiện yêu thương rồi đúng không?

è Theo em, chúng ta thể hiện tình yêu thương bằng cách nào?

Chấp nhận tất cả câu trả lời của bé

*      Giáo viên: Đúng vậy, chúng mình thể hiện tình yêu thương bằng rất nhiều cách đúng không. Hôm nay chúng mình thể hiện yêu thương bằng cách quan tâm thật nhiều đến người mà chúng mình yêu thương

Bài tập:

Sau đây chúng mình thể hiện tình yêu thương bằng cách đó là hãy gấp một trái tim tặng những người mà mình yêu thương. (gấp bằng giấy màu)

*      Thể hiện yêu thương bằng cách quan tâm khi bé ở nhà

  • ở nhà, con thể hiện quan tâm ntn với ông bà, cha mẹ…?
  • sau khi thể hiện sự quan tâm đó con cảm thấy thế nào nhỉ?

è Chấp nhận tất cả câu trả lời của bé

*      Thể hiện yêu thương bằng cách quan tâm khi bé ở trường

  • ở trường con thể hiện sự quan tam ntn với thầy cô, bạn bè?

è Chấp nhận tất cả câu trả lời của bé

Bài 7: Yêu thương là tốt bụng

  1. Yêu cầu bé nghĩ ra những cách thể hiện tình yêu thương

-          Tình huống1 : khi bố mẹ bị ốm, lúc đó bé thể hiện yêu thương ntn?

  • Bé hỏi han bố mẹ
  • Bé biết giúp đỡ hay làm việc nhà giúp bố mẹ

-          Tình huống 2: Ở trường khi bạn trong lớp bé khóc bé tỏ thái độ ntn?

  • Bé đến bên bạn để an ủi bạn nín khóc
  • Hỏi nguyên nhân bạn khóc
  • …. (gợi ý cho trẻ ..)

-          Tình huống 3: Khi bạn đang bê cái ghế rất nặng nhọc khi đó bé làm ntn?

  • Chạy đến giúp đỡ bạn
  • ….
  1. Cô giáo hỏi trẻ, những hành động, thái độ của bé được coi là tốt bụng đúng không?

-          Bé trả lời: Đúng ạ

-          Giáo viên: Đúng vậy, tốt bụng cũng là thể hiện tình yêu thương với mọi người đó

  1. Giáo viên kể cho bé nghe câu chuyện:

Truyện: “Chú voi tốt bụng”

CHỦ ĐỀ: TRÁCH NHIỆM

Bài 8: Cùng nghĩ về trách nhiệm

  1. Trách nhiệm có nghĩa là gì?

-          Trách nhiệm là làm phần việc của mình. Mỗi người chúng mình có những công việc khác nhau.

Câu hỏi:

*      Là cô giáo, thì công việc của cô là gì? Trách nhiệm của cô là gì?

(cô đến trường để dạy các con, cô dạy các con đếm số, đọc chữ … Đúng thế, và cô có trách nhiệm..)

*      Rồi cô còn có trách nhiệm nào khác nữa không?

(đúng rồi, giúp đỡ các con, chấm điểm)

è Đó là trách nhiệm của cô, vậy còn các con thì sao? Trách nhiệm của các con là gì?

è Chấp nhận tất cả các câu trả lời của bé

è Con cảm thấy con là người ntn khi con là người có trách nhiệm? 

è Chấp nhận tất cả các câu trả lời của bé

Cô giáo: Đó là một cảm giác hạnh phúc và tự hào về chính mình. Mỗi con đều giỏi giang, đáng yêu và hiểu rõ về trách nhiệm

Con thấy tự hào vì đã giúp đỡ ai nào?

Lần lượt hỏi theo mẫu câu: “Con thấy tự hào khi con …”

  1. Cùng nghĩ về trách nhiệm

Trách nhiệm là làm xong công việc của mình

*      Trách nhiệm của cô là gì? (dạy các con học, dạy đọc, viết, đếm số … và giúp đỡ các con, chấm điểm …)

*      Trách nhiệm của chú lính cứu hỏa là gì? – cứu hỏa, dập tắt hỏa hoạn, …

*      Trách nhiệm của bác sĩ là gì? – (cứu người, chữa bệnh …)

*      Trách nhiệm của bác bảo vệ là gì? – bảo vệ trật tự an ninh, tài sản chung …

*      Trách nhiệm của chú công an là gì? - …

è Chính vì vậy mỗi chúng ta phải có trách nhiệm riêng. Đối với các con trách nhiệm là ngoan ngoan, chịu khó học tập … đẻ gia đình được vui. …

Bài 9: Trách nhiệm của bé ở nhà

Dù ở đâu chúng ta cũng đều phải có trách nhiệm đúng không. Đặc biệt ở nhà các bé phải có trách nhiệm đúng đắn

?        Ở nhà con có trách nhiệm nào?

?        Con có cất đồ chơi sau khi chơi không?

?        Con có thể quét nhà khi nhà bẩn không?

?        Con có thể giúp những việc gì nữa?

è Chấp nhận tất cả câu trả lời của bé

Cô cho bé chia sẻ về những công việc mà bé làm được ở nhà.

Bài tập:

Cho bé vẽ 1 bức tranh có tiêu đề “Chúng mình có trách nhiệm”

CHỦ ĐỀ: KHIÊM TỐN

Bài 10: Những nhân vật hoạt hình khiêm tốn

*      Khiêm tốn là dễ dàng và nhẹ nhàng

*      Khiên tốn cùng đi với sự tôn trọng

Khi định nghĩa về sự khiêm tốn, thì hơi khó một tí. Đó là cảm giác dễ dàng và nhẹ nhàng. Khiêm tốn cùng đi với tự trọng. Tự trọng nghĩa là các con phải biết rõ những phẩm chất tốt đẹp của mình. Như vậy các con cảm thấy dễ chịu

            Những người có lòng tự trọng và khiêm tốn thì không cần phải huênh hoang hay phô trương mình

*      Trong những bộ phim hoạt hình mà con yêu thích thì con có biết ai có lòng tự trọng và khiêm tốn không?

  • Một số nhân vật hoạt hình ưa thích:
    • Nhân vật Simba (trong phim Vua sư tử)
    • Nhân vật Batman (người dơi)
    • Siêu nhân (Siêu nhân – Super man)
    • …..

*      Hoạt động – nhân vật siêu nhân

-          Câu 1: siêu nhân nói: “Tớ biết tớ đã được trao khả năng bay từ nơi này đến nơi khác. Điều quan trọng là tớ biết dùng khả năng này để làm những việc tốt, chứ không phải làm những việc ác. Tớ thích giúp đỡ mọi người”

-          Câu 2: Cấu nói huênh hoang: Siêu nhân nói: “Tớ có thể bay, tó có thể nhảy trên những tòa nhà cao nhất. Tớ làm cho mọi người chú ý đến tớ vì tớ luôn làm nhiều việc giúp họ. Tớ biết thế giới này sẽ ra sao nếu không có tớ”

è Câu hỏi:

  • Con có phát hiện ra sự khác nhau trong 2 câu nói trên không?
  • Câu nào làm con thấy dễ chịu hơn về Siêu nhân?

Bài tập:

Cho trẻ tô màu tranh nhân vật hoạt hình

CHỦ ĐỀ: GIẢN DỊ

Bài 11: Niềm vui giản dị

“Giản dị là nét đẹp chủ yếu của vẻ đẹp đạo đức”

*      Cô giáo: Con thích những niềm vui giản dị nào? – được nghe mẹ kể chuyện, …

*      Cây nhận thức:

  • Giản dị: là vẻ đẹp
  • Giản dị là tự nhiên

Một thứ được coi là đẹp và tự nhiên là một trái cây. Cô giáo nói về vẻ đẹp tự nhiên và tầm quan trọng của cây

  • Cây cối cho gỗ để làm nhà, cho giấy để viết, oxy để thở và củi để đốt làm lò sưởi
  • Cây còn cung cấp nơi trú ẩn cho động vật
  • Cung cấp người thức ăn cho người

Bài tập:

Cô giáo cho trẻ đóng vai các loại cây khác nhau. Cô đưa ra 1 số lá cây để mỗi bé lần lượt chọn loại cây mà mình đóng. Bé phải nhận thức được loại cây đó là để làm gì?

Cô hỏi: với tư cách là 1 cái cấy, con sẽ gửi cho con người những gì?

*      Bảo vệ thiên nhiên

  • Thiên nhiên cung cấp cho chúng mình toàn những thứ đơn giản, nhưng lại rất quan trọng

CHỦ ĐỀ: ĐOÀN KẾT

Bài 12: Một người bạn mới

*      Trước khi vào học cô kể cho trẻ nghe câu chuyện:

  • Một lần nọ, có một người đàn ông bị lạc ngoài biển trên một chiếc bè. Đàn cá heo đã cùng đoàn kết cứu sống người này. Từ ngoài biển khơi, đàn cá heo thay phiên nhau dùng mũi để đẩy cái bè đi hàng nhiều dặm. Khi những con cá heo này mệt thì những con khác lại đẩy theo. Cứ như thế chúng đã đẩy dược ông ấy gần đến một ngôi làng nhỏ ven biển. Người đàn ông đã có thể tự bơi vào bờ an toàn
  • Cô hỏi:
    • Đàn cá heo làm như thế nào để kéo được người đàn ông bị lạc vào bờ?
    • Các con phải học tập những gì ở loài cá này?

Bài tập:

Cho trẻ tô màu về cá heo

*      Đó là sự đoàn kết của loài cá heo để giúp đỡ con người. với chúng ta, ở trong một lớp phải đoàn kết đúng không và ngay cả khi xuất hiện thêm người bạn mới

*      Một nghĩa khác của đoàn kết là làm tất cả mọi người không lạc lõng

“Có khi chúng mình thật sự thấy thoải mái trong lớp hoặc trong nhóm vì ai cũng biết chúng mình và yêu thương chúng mình. Do vậy, khi có bạn mới đến, chúng mình phải cố gắng để bạn ấy cảm thấy không bị lạc lõng. Đoàn kết nghĩa là chúng mình cởi mở với những thay đổi và vui vẻ chơi cùng bạn mới”

  • Cô hỏi:
    •  Một bạn mới chuyển đến trường của chúng mình sẽ cảm thấy thế nào?
    • Lần đầu đến trường, các con cảm thấy thế nào?
    • Lúc đó các con thích người khác nói gì với con?
    • Lúc đó các con thích người khác làm gì cho các con?
    • Để bạn mới cảm thấy được chào đón và thân thiết với lớp học, các con có thể làm gì nào?

CHỦ ĐỀ DUY TRÌ: “DẠY LẠI CÁC CHỦ ĐỀ”

 

 

 

 

HẾT

 

 

 

CHÚC CÁC CON CÓ MỘT KỲ NGHỈ HÈ THẬT BỔ ÍCH


Các tin khác
3
TRƯỜNG MẦM NON TƯ THỤC THÁNH GIÓNG
Địa chỉ : Cơ sở 1: No: C2 - Lô BT4 Khu Đô thị Việt Hưng - Long Biên - Hà Nội
Cơ sở 2: No: A17 - Lô BT6 Khu Đô thị Việt Hưng - Long Biên - Hà Nội
Điện thoại: (04)22147977/ Email: mnthanhgiong@longbien.edu.vn; tuvanknsm@giaoduckinangsaomai.com

Giấy chứng nhận bản quyền số: 2169/2013/QTG của cục bản quyền tác giả cấp ngày: 06/06/2013
© 2013 Mầm non Thánh Gióng - Được cung cấp bởi : TCG Corporation