KY NANG SONG.pdf

KỸ NĂNG SỐNG

BÀI 1: Kĩ năng giới thiệu bản thân

  1. Giới thiệu

*      Giáo viên gặp mặt và giwois thiệu học sinh về bản thân trước

  • Cô tự giới thiệu
  • Sở thích
  • Cô sẽ phụ trách lớp mình

*      Giáo viên lần lượt cho học sinh giới thiệu về bản thân mình và làm quen với lớp (có thể cho học sinh đó biểu diễn năng khiếu trước lớp)

*      Giới thiệu:

  • Tên
  • Tuổi
  • Nơi sống
  • Sở thích

Rất vui khi được làm quen với các bạn

  1. Tổ chức trò chơi để làm quen

Trò chơi: có – không

*      Mục đích:

  • Tạo không khí vui nhộn, hồi hộp
  • Cho trẻ làm quen với nhau và nhớ tên nhau

*      Số lượng: không hạn chế

*      Địa điểm: trong phòng học

*      Vật dụng: có sẵn, giấy viết, bảng, phấn, thước, bút,….

Cách chơi:

*      Người chơi ngồi ở trong phòng thành vòng tròn, chọn 1 người sẽ bước ra khỏi phòng

*      Những người trong phòng trọn 1 đồ vật ở trong phòng hoặc 1 đồ vật bất kì khác đề làm đồ vật đó

*      Người vừa bước ra khỏi phòng sẽ được mời vào phòng và phải tìm cho ra vật đó là vật gì?

*      Người được phép hỏi bất cứ ai nhưng phải lựa chọn câu hỏi sao cho người được hỏi chỉ cần trả lời: có (nếu trúng) và không (nếu sai)

*      Ví dụ:

  • có phải vật đó hình chữ nhật không?
  • Có phải vật đó bằng gỗ không?
  • Vật đó có màu xanh đúng không?

Sau 5 phút ngượi được hỏi chưa tìm ra đồi vật đó thì người điều khiển phải lựa chọn người thay thế. Người chơi không được dùng cử chỉ, lời nói nào khác ngoài 2 từ “có”, “không” (nên chọn đồ gần gũi chỗ người được hỏi có thể quan sát được).

BÀI 2: Kỹ năng kết bạn

  1. Mục đích:

*      Giúp trẻ tự tin, mạnh dạn, thể hiện cá tính

*      Hiểu được giá trị tình bạn, lựa chọn được bạn tốt

*      Giao tiếp trung thực, tôn trọng và cảm thông, chia sẻ

  1. Hoạt động làm quen

*      Nhóm, hay 2 người trở lên

*      Giới thiệu bản thân

*      Ví dụ:

  • Xin chào, tớ tên là …. Rất vui được làm quen với bạn
  1. Thu nhận thông tin

*      Tìm hiểu thông tin cá nhân, gia đình, mối quan hệ xung quanh

*      Ví dụ:

*      Bạn tên là gì, bao nhiều tuổi, gia đình bạn có mấy thành viên, bố cậu làm nghề gì, mẹ cậu … bạn thích bạn nào nhất, vì sao? ....

  1. Trò chơi:

*      Hoạt động tôi cần bạn – let be my friend

  1. Thể hiện cá tính và tài năng cùng bạn bè với lòng tôn trọng và yêu mến nhau

*      Cuộc thi “họa sĩ tài năng”

*      Cho trẻ vẽ về chủ đề “tình bạn”

  • Thuyết trình
  • Hoạt động nhóm
  1. Tổng hợp

*      Nhận xét, đánh giá

*      Đúc kết bài học

BÀI 3: Kỹ năng hợp tác nhóm

  1. Đọc câu tục ngữ:

“Một cây làm chẳng nên non

Ba cây chụm lại nên hòn núi cao”

Nhóm là một tập hợp những cá nhân có các kĩ năng bổ sung cho nhau và cùng cam kết chịu trách nhiệm thực hiện mục tiêu chung

  1. Hoạt động:

*      Giáo viên đưa ra 1 hoạt động: “Em hiểu câu trên có nghĩa gì?”

*      Và giáo viên chia nhóm trẻ hoạt động để trả lời câu hỏi:

*      Đó là hợp tác nhóm đúng không

*      Giáo viên đưa ra một số chủ để để trẻ phát huy khả năng hợp tác nhóm

*      Tìm các tỉnh có chữ cái đầu “N”: Hà Nội, Hà Nam, Ninh Bình, Quảng Nam, Nam Định …..

  1. Trò chơi:
    1. Chia theo nhóm: diễn tả hành động
    2. Mục đích: tạo khả năng đoàn kết, hiểu nhau của nhóm
    3. Trò chơi: giáo viên đưa ra một số từ, học sinh đọc thầm và đứng lên diễn tả bằng hình thể (không phát ra tiếng) để cho đồng đội trong nhóm đoán được

BÀI 4: Kĩ năng lắng nghe và chờ đến lượt

“Nói là bạc, im lặng là vàng, lắng nghe là kim cương”

  1. Kỹ năng lắng nghe

?         Thế nào là lắng nghe?

Để hiểu được chúng ta hãy cùng làm bài tập sau nhé:

Các em nhắm mắt lại 1 phút, các em nghe được gì? Những gì các em nghe được đó gọi là nghe thấy. (nghe thấy là quá trình âm thành được truyền vào tai và đưa lên não). Đó là quá trình hoàn toàn tự nhiên khi sinh ra chúng ta đã có rồi.

Bây giờ, các em hãy cùng làm bài tập tiếp theo với cô nào: “nhắm mắt lại và ngồi xem người ở đằng sau bé nói gì?”. Đây chính là quá trình lắng nghe

  1. Lắng nghe có hiệu quả

*      Chú ý giáo tiếp bằng mắt, nhìn thẳng vào mắt người khác mà nói

*      Không nên cắt ngang hoặc cướp lời người nói

*      Ngồi yên lắng nghe

*      Gật đầu khi đồng ý

*      Hoàn toàn chú tâm vào câu chuyện, vấn đề đang nghe

*      Nói lại thông tin và đặt lại những câu hỏi thể hiện sự quan tâm của trẻ khi người nói trình bày xong

Bài tập:

Các tình huống sau tình huống nào thể hiện sự lắng nghe:

a)      Cả lớp lắng nghe cô giáo giảng bài

b)      Lan chú ý nghe ông kể lại chuyện chiến tranh xưa

c)      Lan đang nói cho Hùng nghe về quyển truyện vừa đọc rất hay, nhưng Hùng lại đang mải điện tử trong ddienj thaoij và liên tục gật đầu đồng ý với câu chuyện của Lan

d)     Cô giáo đang giảng bài thì ở dưới cả lớp nói chuyện, làm việc riêng

e)      Nga đang xem tivi nhưng mẹ bảo Nga lấy cho chai dầu rán nhưng Nga lại cầm chai dấm cho mẹ

  1. Chờ đến lượt

*      Kỹ năng để đánh giá 1 con người: Đó là phép lịch sự

*      Các em đã bao giờ chờ đến lượt mình chưa? Chúng ta thấy ở đâu?

*      Văn hóa xếp hàng: chờ ở siêu thị, cây rút tiền, KFC….

Bài tập:

Tình huống:

a)      Đang ở trong siêu thị tính tiền thì có 1 cô đứng chen vào trước em để tính tiền trước. Lúc đó em làm ntn?

b)      Lan đang xếp hàng để uống nước, bỗng có một bạn chen vào giữa và nói “cho tớ đứng trước nhé, tớ đang khát”. Nếu là Lan em làm thế nào?

  1. Trò chơi: Truyền tin

-          Mục đích: tạo khả năng lắng nghe và chờ đến lượt

-          Trò chơi:

  • Giáo viên đưa ra 1 câu, người đầu tiên được biết và nói nhỏ vào người thứ 2 …. Cứ lần lượt cho đến hết
  • Sau đó giáo viên sẽ hỏi thông tin từ người cuối cùng trở lại và đánh giá xem ai đã lắng nghe, ai nói sai câu mà giáo viên đưa ra là sai, ai nói đúng là người thắng cuộc

BÀI 5: Kỹ năng biểu hiện cảm xúc đúng với tình huống

  1. Cảm xúc của trẻ trước vấn đề cụ thể

Tình huống:

a)      Khi con bị giật món đồ chơi mình rất quí, em cảm thấy ntn?

b)      Lan mượn Hùng quyển vở về nhà nhưng Lan làm rách, hôm sau trả lại Hùng, Lan xin lỗi. Em là Hùng sẽ làm ntn?

c)      Đi làm về, bố mua qua cho Lan, Lan biểu hiện ntn?

è Biểu hiện cảm xúc không chỉ bằng hành động mà bằng biểu cảm trên cơ thể

  1. Xây dựng vốn từ vựng cảm xúc như: buồn, vui, giận, lo sợ, …

*      Cho trẻ xem bức tranh diễn tả các trạng thái cảm xúc khác nhau và giải thích

*      Gọi từng trẻ đứng lên biểu hiện cảm xúc của mình

  1. Trò chơi: Biểu hiện cảm xúc

BÀI 6: Nói ra suy nghĩ của mình

  1. Hoạt động:
    1. Con có bao giờ nói ra suy nghĩ của mình với ai không?
    2. Khi nói được ra suy nghĩ của mình con cảm thấy ntn?
    3. Vậy khi nói ra suy nghĩ của mình con có được hưởng ứng không?

Chấp nhận tất cả câu trả lời của trẻ

è Như vậy: nói ra suy nghĩ của mình chính là nói đúng những điều mình nghĩ một cách có lịch sụ

Tình huống:

a)      Trong giờ kiểm tra, Tùng mở vở ra chép bài. Em ngồi bênh cạnh bạn Tùng em sẽ làm ntn?

b)      Hai bạn đang thảo luận một bài toán nhưng không ra nhưng cả hai đều không muồn nhờ lớp trưởng giải hộ. Lúc đó em sẽ khuyên bạn ntn?

  1. Trò chơi: Nói ra suy nghĩ của mình

-          Mục đích: giúp trẻ nói ra được suy nghĩ của mình

-          Trò chơi:

  • Giáo viên đưa cho mỗi bạn nhỏ một tờ giấy trắng. Yêu cầu các em viết ra suy nghĩ của mình về một ai đó trong lớp mình

 

BÀI 7: Kỹ năng đọc hiểu

  1. Kỹ năng đọc hiểu

-          Đọc lướt qua, xác định nội dung chính

-          Trong khi đọc, chú ý điều chỉnh tốc độ

-          Kể về những gì bạn đã đọc

Truyện:  Chiếc áo len

Năm nay, mùa đông đến sớm. Gió thổi từng cơn lạnh buốt. Đã hơn một tuần nay. Lam thấy Hòa có chiếc áo len màu vàng thật đẹp. Áo có dây kéo ở giữa, lại có cả mũ để đội khi có gió lạnh hoặc mưa lất phất. Lan đã mặc thử, âm ơi là ấm. Đêm ấy em nói với mẹ là em muốn có 1 chiếc áo len như của bạn Hòa.

Mẹ đang định mua áo ấm cho hai anh em Tuấn, Lan. Thấy con gái nói vậy mẹ bối rồi:

-          Cái áo của Hòa đắt bàng tiền cả hai cái áo của cả anh em con đấy!

Lan phụng phịu:

-          Nhưng con chỉ muốn một chiếc áo như thế thôi.

Dỗi mẹ, Lan đi nằm ngay, vờ ngủ

Một lúc sau, bỗng em nghe thấy tiếng anh Tuấn thì thào với mẹ.

-          Mẹ ơi, mẹ dành hết tiền mua cái áo ấy cho em đi, con không cần thêm đâu

Giọng mẹ trầm xuống

-          Năm nay trời lạnh lắm, không có áo ấm, con sẽ ốm mất.

-          Con khỏe lắm, mẹ ạ. Con sẽ mặc thêm nhiều áo cũ ở bên trong

Tiếng mẹ âu yếm:

-          Để mẹ nghĩ đã – con đi ngủ đi

Nằm cuộn tròn trong chiếc chăn bông ấm áp, Lan ân hận quá. Em muốn ngồi dậy xin lỗi mẹ và anh, nhưng lại xấu hổ vì mình đã vờ ngủ.

Áp mặt xuống gối, em mong trời mau sáng để nói với mẹ: “Con không thích chiếc áo ấy nữa. Mẹ hãy để tiền mua áo ấm cho cả hai anh em”

  1. Đọc: Chậm, rõ ràng, rành mạch

-          Hiểu:

a)      Chiếc áo len của bạn Hòa đẹp và tiện lợi ntn?

b)      Vì sao Lan dỗi mẹ?

c)      Anh Tuấn nói với mẹ những gì?

d)     Vì sao Lan ân hận

Trả lời:

a)      Chiếc áo len của bạn Hòa có màu vàng đẹp lại có dây kéo ở giữa, có cả mũ để đội khi có gió lạnh hoặc mưa lất phất.

b)      Vì mẹ không muốn mua cho Lan 1 chiếc áo len đắt tiền như thế mà muốn dành tiền mua cho 2 anh em Lan

c)      Anh Tuấn nói với mẹ là để cả số tiền ấy mua áo len cho Lan, còn mình thì mạc áo cũ

d)     Lan ân hận tự nhận mình quá ích kỉ, chỉ biết nghĩ tới mình trong khi mẹ quan tâm tới cả hai. Ân hận vì thấy anh Lan sẵn sàng nhường tiền mua áo của mình cho Lan để em được chiếc áo mong muốn.

è Kết luận: Anh em phải biết nhường nhịn, yêu thương quan tâm đến nhau

BÀI 8: Kỹ năng đoàn kết, tính kiên nhẫn

  1. Câu chuyện:

Sự nhẫn lại của Vương Hãn

Vào đời nhà Tống có một quan viên tên là Vương Hãn. Khi ông còn là quan tri huyện Tân Châu, có một phụ nữ điên đến đánh trống kêu oan. Trước đây, khi bà nói chuyện một cách không có đầu có đũa, các viên qua đã la mằng bà. Nhưng ngay sau đó bà liền chủi lại và cuối cùng ccacs viên quan đã từ chối xử giúp bà. Điều này cứ lặp đi lặp lại với các quan tri huyện trước đây. Nhưng lần này, vị quan huyện Vương Hãn để cho người phụ nữ này vào và bảo bà hãy bình tình trình bày. Ông lắng nghe bà một cách thận trọng và đã hỏi nhiều câu hỏi.

Một lúc sau thì câu chuyện mới vỡ lẽ ra. Bà trước đây là vợ của một người đàn ông nào đó, nhưng bà không thể sinh con. Người vợ lẽ của chồng bà lại sinh được một đứa con. Sau khi chồng bà chết, người vợ lấy đi tài sản của chống bà và đuổi bà đi. Bà đã cố đánh trống kêu oan lên quan huyện nhiều lần nhưng không tìm được công lý. Bà đã thất vọng, đau khỏ trở thành điên khùng.

Vương Hãn đã nhận xử vụ án và ra lệnh rằng tài sản trả lại cho bà. Sau đó người phụ nữ bình phục và ai cũng ngạc nhiên.

è Một người gần như đã bị buộc phải trở thành điên khùng chỉ vì việc đơn giản, và vụ việc đã không thể giải quyết chỉ vì người khác đã không có sự nhẫn lại để lắng nghe.

?         Người đánh trống kêu oan là người ntn? Các quan huyện khác xử lí ra sao?

?         Khi gặp quan tri huyện Vương Hãn, người phụ nữ ấy ntn? Câu chuyện có trẻo lên rõ ràng không?

?         Vương Hãn đã xử vụ kiện này ra sao?

?         Như vậy, em thấy quan huyện Vương Hãn là người ntn?

?         Em đã bao giờ kiên nhẫn với ai?

?         Tính kiên nhẫn giúp cho em điều gì?

?         Hãy tìm một câu chuyện có tính kiên nhẫn mà em thấy được trong đời sống hàng ngày.

  1. Kỹ năng đoàn kết

Trò chơi: nhà máy sản xuất bóng bay

Mục đích: tạo tinh thần sẵn sàng hợp tác, rút ngắn khoảng cách thành viên

*      Người tham gia: 5 – 10 người

*      Dụng cụ: bóng bay loại nhỏ và phấn

*      Cách chơi:

  • Các đội thổi bóng bay và chuyển đến đích
  • Mỗi lần chỉ có 1 đôi bạn chuyển bóng lên mà không được dùng tay và cả 2 người đều phải tiếp xúc với bóng.
  • Đội nào có nhiều bóng đội đó sẽ chiến thắng.

Bài học:

*      Tạo tinh thần đoàn kết, đồng đội

*      Phân công nhiệm vụ hợp lý

*      Hết mình vì tập thể

  1. Câu chuyện về tinh thần đoàn kết

Bó đũa

-          Người đã làm gì khi các con cãi cọ nhau?

-          Những người con có bẻ được bó đũa không

-          Người cha đã làm ntn để bẻ được bó đũa?

è Như vậy, câu chuyện cho chúng ta bài học gì? à phải biết yêu thương, đoàn kết thì mới có sức mạnh

  1. Liên hệ:

-          Tìm một số tình huống để thể hiện tinh thần đoàn kết

BÀI 9: Kỹ năng quan sát

  1. Giáo viên đặt câu hỏi

*      Em hiểu quan sát là gì?

*      Khi đến lớp em quan sát được điều gì?

  1. Bài tập trắc nghiệm về quan sát

*      Khi bước chân vào lớp học, việc đầu tiên em sẽ quan sát

  1. Vị trí sắp xếp của bàn ghế
  2. Sự sắp xếp của đồ đạc trong phòng
  3. Những thứ được treo trên tường

*      Khi gặp người khác, em sẽ quan sát gì về họ

    1. Cử chỉ nhìn mặt
    2. Quan sát từ đầu đến chân
    3. Chỉ quan sát bộ phạn thuộc đầu

*      Khi ngồi trên xe tới trường, em quan sát được gì

a)      quan sát xe cộ trên đường

b)      quan sát người đi đường

c)      quan sát nhà cửa bên đường

*      Khi ngồi bên cửa sổ, em sẽ:

a)    Quan sát tất cả mọi thứ mà em nhìn thấy

b)    Quan sát 1 sự vật hoặc 1 sự việc cụ thể

c)    Quan sát người ở dưới

*      Nếu như có người yêu cầu em tham gia 1 trò chời mà em không biết chơi, em sẽ:

a)                                  Thử nhìn và chơi

b)                                  Nhìn mọi người chơi trước, sau đó từ chối

c)                                  Trực tiếp từ chối

*      Trong công viên con quan sát điều gì?

a)      Quan sát mọi người xung quanh

b)      Đọc báo

c)      Không quan sát, tập trung chơi việc của mình

*      Quan sát cây khế:

a)      Cho trẻ quan sát cây khế 1 phút

b)      Cô đặt câu hỏi gợi ý, đây là cây gì?

c)      Cành khế như thế nào?

d)     Lá khế ntn?

e)      Lá già có màu gì?

f)       Lá non có màu gì?

g)      Người ta trồng để làm gì?

è Giáo dục trẻ biết chăm sóc bảo vệ cây, cây cho ta ăn quả, làm cho ta cảnh đẹp, cây còn cho ta bóng mát.

è Cho trẻ vẽ tranh: vẽ những gì mà trẻ quan sát được.

BÀI 10: Nộm rau muống

Kỹ năng từ chối là “nghệ thuật nói không” với những điều người khác đề nghị, nhưng bản thân mình không thích, không muốn, không có khả năng thực hiện, nhưng lại làm tổn thương tới mối quan hệ vốn có

  1. Câu chuyện: Con Lừa và bài học về sự từ chối

Ngày xưa có một chú lừa con lần đầu tiên thay mẹ đi buôn hàng cùng ông chủ. Vì lừa mẹ rất khỏe, nổi tiếng là khuân vác vô địch nhất làng ai cũng biết đến, nên chú lừa con rất quyết tâm để xứng đáng danh tiếng của mẹ. Mỗi khi ông chủ bỏ lên lưng chú bất cứ dù món hàng nặng đến cỡ nào và hỏi có thể khuân nó không, chú đều gật đầu. Phần vì ông chủ đã quen với sức mạnh của mẹ chú lừa con, phần vì tất cả những món hàng đều quan trọng nên ông cũng không thể bỏ lại tất cả thứ gì?

Hai người cứ một người hỏi, một người gật, đi suốt từ sáng đến tối mịt. Lúc này chú lừa con đã yếu như không thể chịu nổi thêm bất kì món hàng nào được nói. Ông chủ ccungx thấy được điều đó nên bắt đầu dắt chú lừa đi theo đường mòn để về nhà. Gần về đến nhà, ông bỗng thấy có 1 người hàng rong bán những chiếc ly nhựa đủ màu sắc rất đẹp. ông muốn mua về cho ba đưa con gái bé bỏng của mình. Ông bèn xoay qua hỏi chú lừa:

-          Thêm 3 chiếc ly nhực chú có chịu nổi không?

Chú lừa con uể oải xoay ra sau nhìn những món hàng to lớn mình đang khuân rồi gật đầu, vì suy cho cũng chũng chỉ thêm 3 chiếc ly nhự bõ bèn gì với hàng trăm kí hàng trên lưng mình.

Thế mà không hiểu sao, khi ông chủ bỏ 2 chiếc ly nhựa lên lưng, chú ta bỗng thấy bốn chiếc chân mình như không chịu nổi thêm vài trăm gam sức nắng ấy chú lừa con té khụy xuống những món hàng trên lưng vỡ toang ra nằm ngổn ngang trên mặt đường.

Hàng trăm kí hàng quí giá vỡ toang chỉ còn sót lại 3 chiếc ly nhự đủ màu sắc rẻ tiền.

Câu hỏi:

?         Cái sai của chú lừa ở đây là gì?

?         Vì sao chú không từ chối khi ông chủ cho thêm 3 chiếc ly đó lên?

è Cái sai của chú lừa trong truyện không phải là vì những chiếc ly nhựa rẻ tiền mà làm vỡ những món hàng quí giá, giá trị và tiền bạc không hề nói lên điều gì. Mà đơn giản là lừa ta không hề biết nói không với những điều mình không chắc chắn mình làm được. nếu chúc lắc đầu khi ông chủ đề nghị thì số tiền của món hàng chú lừa khuân trên vai đủ để ông mua nhiều thwucs quí giá hơn cho con gái của mình. Nếu chú ta biết từ chối ông chủ thì đã có thể thực hiện ước mơ được mọi người nhìn nhận sức mạnh của mình như mẹ.

è Chính vì vậy: “chỉ gật đầu khi mình cảm thấy chắn chắn”

  1. Tình huống.

a)      Hùng mải chơi không làm bài tập, sáng hôm sau bạn đến lớp nhờ Lan làm bài tập hộ. Nếu là Lan em sẽ từ chối ntn?(mình xin lỗi, mình không thể giúp được bạn, cô giáo biết sẽ phạt cả hai đó, cậu chịu khó làm đi chỗ nào không hiểu mình chỉ cho)

b)      Nam nhờ Tuấn đến lớp xin phép nghỉ học để đi chơi. Nếu em là Tuấn em sẽ làm ntn?

Em sẽ khuyên Nam đi học, xin lỗi mình sẽ không xin phép hộ vì đó là nói dối


BÀI 11: Kỹ năng tự bảo vệ khi bị lạc đường

  1. Hoạt động
    1. Trò chơi: gió thổi
    2. Câu hỏi:
  1. Các em được bố mẹ dẫn đi những đâu chơi trong những ngày nghỉ?
  2. Đã bao giờ em lạc đường chưa? Em xử lí ntn?
  3. Sau đây chúng ta cùng lắng nghe câu chuyện để làm gì khi rơi vào tình huống này nhé
    1. Câu chuyện: Bồ nông con lạc mẹ

Gia đình nhà bồ nông làm tổ trên một nhánh cây cổ thụ to nhất khu rừng, cạnh dòng suối trọng vắt, hiền hòa. Bồ nông con thích đeo chiếc còi nhỏ xinh mà mẹ đã làm cho, bay ra khỏi chiếc tổ ấm áp để sải những cánh tự do trên bầu trời. có hôm vì mải chơi, đến tối mịt bồ nông con mới về nhà – biết tính con nên hàng ngày bồ nông mẹ thường nhắc nhở:

-          Con nhở mang theo chiếc còi, phòng khi nguy hiểm lấy ra dùng. Mẹ sẽ nghe thấy tiếng mà bay đến!

Một hôm do mải miết rong ruổi nên bồ nông con đi xa dần rồi không nhớ đường về. Bị lạc khi trời sắp về chiều, bồ nong con hốt hoảng đáp xuống 1 cành cây, nơi có tiếng kêu ríu tít của đồng loại. Thế nhưng đó chỉ là 1 cái bẫy. Con người dùng máy phát ra tiếng kêu của các loài chim để dụ những chú chim khác sa vào. Bồ nông con sợ hãi:

-          Nguy rồi, mình đã mắc bẫy làm sao đây?

Sau một hồi loay hoay tìm lối thoát, nó nhớ lời mẹ dặn nên bình tình, không vùng vẫy vì có thể mác vào lưới chặt hơn. Chiếc còi mang theo bên mình giờ đã phát huy tác dụng. Bồ nông con cố thổi lên từng hồi. Mệt quá nó dừng lại vài giây rồi thổi tiếp.

Cứ thế, âm thanh của những hồi còi vang lên ngân xa. Lúc này chập choạng tối, bồ nông mẹ chờ mãi mà chưa thấy con về nên đi tìm. Chợt bồ nông mẹ nghe thấy tiếng còi của con. Nó mừng lắm, vội vã bay đến nới phát ra tiếng còi.

May mắn thay con người vẫn chưa cất bẫy. Gặp được, bồ nông mẹ cố giải thoát cho con nhưng vì lưới quá nặng, 1 mình nó không thể làm gì. Bồ nông mẹ đành bay đi kêu những con trong bầy đàn đến giúp đỡ.

Thoát nạn, bồ nông con mừng đến rơi nước mắt, rối rít cảm ơn mọi người đã cứu mình. Bồ nông con đã học được 1 bài học nhớ đời vì đã ham chơi. Nó hứa với mẹ từ nay không đi chơi xa như thế nữa?

?         Con thấy bồ nông con như thế nào?

?         Bồ nông con bị mắc bẫy ntn? Bồ nông con đã làm gì khi bị mắc bẫy?

?         Mẹ của bồ nông con làm gì để cứu con?

?         Sau khi được cứu bồ nông con đã làm gì với mọi người? và hứa ntn với mẹ?

è Qua câu chuyện này em rút ra được nhận xét gì?

è Kết luận:

Bồ nông con đã suýt chút nữa là gặp nguy hiểm đến tính mạng. Vì vậy khi đến nơi xa lạ, bé nên đi cùng và nghe theo hướng dẫn của người lớn. Nếu đi lạc, hãy bình tĩnh nhờ người khác giúp mình tìm người thân.

  1. Phòng tránh, tự bảo vệ khi bị lạc đường.

?         Khi bị lạc đường các con sẽ làm gì? Tại sao?

?         Vậy khi ra ngoài đường chúng ta phải làm ntn?

Vì bản thân hiếu động và tò mò, nên trẻ rất dễ bị lạc đường khi đi cùng cha mẹ hoặc người thân đến những nơi đồng người như chợ, siêu thị, công viên, trung tâm giải trí …

Cách phòng tránh bị lạc

Nên

Không nên

  1. Ghi nhớ số điện thoại di động của bố, mẹ và ít nhất 1 số cố định của người thân thường gọi hàng ngày
  2. Luôn nắm tay ba mẹ khi đi vào nơi đông người
  3. Thỏa thuận trước địa điểm nếu bị lạc
  4. Biết được những người bạn hoặc đồng nghiệp thân quen của cha mẹ tránh bị dụ dỗ
  5. Facebook …
  1. Tò mò, say sưa ngắm cảnh
  2. Tự ý tách khỏi cha, mẹ


                                     

Ứng phó khi bị lạc

Nên

Không nên

  1. Khóc hoặc la to gây sự chú ý
  2. Đứng yên tại chỗ chờ cha mẹ quay lại đón
  3. Đến các trạm bảo vệ, nhân viên trật tự, quầy thu ngân, công an … (những người có mặc đồng phục mà bé biết), nhờ giúp đỡ gọi điện thoại về nhà hoặc phóng loa cho bố mẹ biết
  1. Hoảng sợ
  2. Nghe theo người lạ dụ dỗ
  3. Tự ý đi tìm cha mẹ một mình




BÀI 12: Kỹ năng xây dựng ước mơ

  1. Xây dựng “ước mơ”
    1. Em hãy cho cô biết ước mơ của con là gì?
    2. Em thực hiện ước mơ đó ntn?
    3. Để thực hiện ước mơ đó, em từ bây giờ phải làm gì?
  2. Câu chuyện về “ước mơ”
  3. Vẽ tranh ước mơ của em.

Cho trẻ vẽ trên giấy về ước mơ của mình





CHỦ ĐỀ DUY TRÌ: “DẠY LẠI CÁC CHỦ ĐỀ”

 

Mục đích: Tạo cho trẻ một thói quen tốt trong việc ứng phó với cuộc sống hàng ngày

 

HẾT

 

CHÚC CÁC CON CÓ MỘT KỲ NGHỈ HÈ THẬT BỔ ÍCH


KY NANG SONG.pdf
Các tin khác
2
TRƯỜNG MẦM NON TƯ THỤC THÁNH GIÓNG
Địa chỉ : Cơ sở 1: No: C2 - Lô BT4 Khu Đô thị Việt Hưng - Long Biên - Hà Nội
Cơ sở 2: No: A17 - Lô BT6 Khu Đô thị Việt Hưng - Long Biên - Hà Nội
Điện thoại: (04)22147977/ Email: mnthanhgiong@longbien.edu.vn; tuvanknsm@giaoduckinangsaomai.com

Giấy chứng nhận bản quyền số: 2169/2013/QTG của cục bản quyền tác giả cấp ngày: 06/06/2013
© 2013 Mầm non Thánh Gióng - Được cung cấp bởi : TCG Corporation