GIÁO DỤC TRÍ TUỆ CHO TRẺ TIỂU HỌC
GIAO DUC TRI TUE CHO TRE O TIEU HOC.pdf

GIÁO DỤC TRÍ TUỆ CHO TRẺ Ở TH

BÀI 1: Truyền điện

  1. Mục đích:

*      Luyện tập và củng cố kĩ năng làm các phép tính cộng trừ không nhớ trong phạm vi 100

*      Luyện phản xạ nhanh ở các em

  1. Chuẩn bị: No need
  2. Cách chơi:

*      Các em ngồi tại chỗ. Giáo viên gọi bắt đầu từ 1 em A. Ví dụ em đó hô to 1 con số trong phạm vi 100 chẳng hạn: 50 và chỉ nhanh vào em B bất kì để chuyền điện, lúc này em B phải nói tiếp ví dụ: trừ 25 rồi chỉ nhanh vào em C bất kì. Khi đó em C phải nói tiếp “bằng 25”. Nếu E nói đúng thì được quyền nói to 1 số như A, rồi chỉ vào bạn D nào đó để truyền điện tiếp. cứ làm như thế nếu bạn nào nói sai. Thì phải nhảy lò cò một vòng trong lớp. Kết thuc khen và thưởng một tràng vỗ tay cho những bạn nói đúng và nhanh.

BÀI 2: Ai nhiều điểm nhất

  1. Mục đích

*      Củng cố kĩ năng cộng 2 con số trong phạm vi 100

*      Tập cho học sinh cách đánh giá, cho điểm

  1. Chuẩn bị

*      2 chậu cây cảnh có đánh số 1,2

*      Một số bông hoa bằng giấy cứng có ghi các phép tính

  1. Cách chơi:

*      Chia lớp làm 2 đội, khi nghe hiệu lệnh “bắt đầu” lần lượt từng đội cử người lên bốc hoa trên bàn giáo viên, người đó ghi và cài đáp án lên cây của đội mình. Người này làm xong thì đến người khác. Cứ như vậy giáo viên hô hết giờ thì dừng lại. sau đó giáo viên mỗi đội 1 người lên đại diện đọc đáp án.

*      Đội nào nhiều và nhiều đáp án đúng hơn thì đội đó sẽ thắng cuộc.

BÀI 3: Ai nhiều điểm nhất

  1. Mục địch:

*      Kiểm tra kĩ năng tính nhẩm của học sinh (nhân/chia)

  1. Chuẩn bị:

*      Một tờ giấy viết sẵn các phép tính nhân, chia trong các bảng nhân chia

  1. Cách chơi:

*      Một em được chỉ định làm đầu rồng lên trước

  • Em hát: “Rồng cuốn lên mây, rồng cuốn lên mây, Ai mà tính giỏi về đây với mình”
  • Sau đó em hỏi: “người tính giỏi có nhà hay không?”

*      Em làm đầu rồng ra phép tính: VD: “2x3 bằng bao nhiều?”

*      E tính giỏi trả lời (nếu trả lời đùng thì được đi tiếp theo em đầu rồng). Cứ như thế em làm đầu rồng cứ ra câu hỏi và cuốn đàn lên mây

BÀI 4: Ong đi tìm nhụy

  1. Mục đích:

*      Rèn tính tập thể

*      Giúp học sinh thuộc bảng nhân chia

  1. Chuẩn bị:

*      2 bông hoa 5 cánh, mỗi bông 1 màu và ghi các con số

*      20 chú ong trên mình ghi các phép tính

*      Phấn màu

  1. Cách chơi:

*      Chọ 2 đội

*      Chia bảng làm 2, gắn mỗi bên bảng 1 cánh hoa, 5 chú ong ở dưới được ghi các phép tính

*      Cô có 2 bông hoa trên những cánh hoa là kết quả của phép tính, còn những chú ong thì chở các phép tính đi tìm kết quả của mình. Nhưng các chú ong không biết phải tìm ntn, các em có giúp được không?

*      2 đội xếp thành hàng. Khi nghe hiệu lệnh “bắt đầu” thì lần lượt từng bạn nối các phép tính với các số thích hợp. Cứ thế cho đến khi nối hết các phép tính

BÀI 5: Thi quay kim đồng hồ

  1. Mục đích:

*      Củng cố kĩ năng xem đồng hồ

*      Củng cố nhận biết các đơn vị thời gian (giờ phút)

  1. Chuẩn bị:

*      mô hình đồng hồ

  1. Cách chơi:

*      Chia thành 2 đội

  • Lần thứ nhất: gọi 2 em lên (đại diện cho 2 đội) phát cho mỗi em 1 mô hình đồng hồ, chuẩn bị quay kim đồng hồ theo hiệu lệnh của giáo viên. Khi nghe giáo viên hô to 1 giờ nào đó 2 em này ngay lập tức phải quay đến đúng giờ đó. Em nào quay chậm hoặc sai lệch bị loại khỏi cuộc chơi.
  • Lần thứ 2: các đội lại thay đổi người chơi
  • Cứ như vậy 8 đến 10 lần

*      Lưu ý: để các em chơi nhanh, vui và thứ phản ứng nhanh, giáo viên cần chuẩn bị sẵn 1 số giờ viết ra giấy để hô cho nhanh: 5 giờ 45 phút, 10 giờ 30 phút …

BÀI 6: Bác đưa thư

  1. Mục đích:

*      Giúp học sinh củng cố các phép cộng, trừ, nhân, chia. Kết hợp với thói quen “cảm ơn” khi người khác giúp một việc gì

  1. Chuẩn bị:

*      Một số thẻ, mỗi thẻ có ghi 1 số: 6, 12, 15, 24, … là kết quả của các phép tính để làm số nhà.

*      Một số phong bì có ghi phép cộng, trừ, nhân, chia ….

*      Một tấm card đeo ở ngực ghi “nhân viên bưu điện”

  1. Cách chơi:

*      Gọi 1 số em lên bảng chơi, giáo viên phát cho 1 thẻ để làm số nhà. Một em đóng vai “Bác đưa thư” ngực đeo “Nhân viên bưu điện”. Tay cầm tập phong bì.

*      Một số em đứng lên bảng, lần lượt từng em một nói

  • “Bác đưa thư ơi

Cháu có thư không

Số nhà ….12”

*      Khi đọc đên khu cuối cùng “số nhà …12” thì đồng thời em đó ghi số nhà 12 của mình lên cho cả lớp xem. Lúc này nhiệm vụ của “Bác đưa thư” phải tính nhẩm cho nhanh để chọn đúng lá thư có ghi phép tính có kết quả là số tương tứng giao cho chủ nhà. Chủ nhà nhận thư và nói lời: “Cảm ơn”. Cứ như vậy các bạn chơi lại và nói “Bác đưa thư” lại tiếp tục đưa thư cho các nhà khác.

*      Nếu “Bác đưa thư” nhẩm sai, đưa không đúng địa chỉ nhận thì không được đóng vai đưa thư lần nữa mà trở về chỗ để các bạn khác lên thay

BÀI 7: Mua và bán

  1. Mục đích:

*      Củng cố cho học sinh nhận biết và sử dụng 1 số loại giấy bạc trong phạm vi 100.000 đồng (1.000 đồng, 2.000 đồng, 5.000 đồng …)

*      Rèn luyện kĩ năng cộng trừ các số hơn đơn vị “đồng”

*      Thực hành trả tiền và nhận lại tiền thừa trong khi mua và bán.

2. Chuẩn bị:

*      1 số tờ giấy có ghi: 500 đồng, 1.000 đồng, ….

*      1 số đồ vật, ….

3. Cách chơi:

*      Gọi 1 em làm người bán hàng

*      1 em đóng người mua

*      Người mua hàng có thể mua bất kì mặt hàng nào trả tiền theo đúng giá ghi trên sản phẩm mua và người bán hàng phải suy nghĩ

  • Ví dụ: người mua bóng giá: 1500 đồng
  • Người mua đưa trả: 2000 đồng
  • Người bán phải suy nghỉ và trả lại: 500 đồng

*      Sau mỗi một lần 2 em đóng vai mua bán xong cho các bạn nhận xét, nếu đúng thì được chơi lần 2 và được thưởng nếu sai thì về chỗ để bạn khác lên chơi

BÀI 8: Hái hoa dân chủ

  1. Mục đích:

*      Rèn luyện kĩ năng tính nhẩm cộng, trừ, nhân, chia.

  1. Chuẩn bị:

*      1 cây, tren có đính các bông hoa bằng giấy màu

  1. Cách chơi:

*      Cho các em chơi trong lớp, lần lượt từng em lên hái hoa. Em nào hái được hoa thì đọc to yêu cầu cho cả lớp cùng nghe. Sau đó suy nghĩ trong vòng 30 giây rồi trình bày câu trả lời trước lớp. Em nào trả lời đúng thì được khen và được 1 phần thưởng

BÀI 9: Đoán ô chữ

  1. Mục đích

*      Dạy cho trẻ tính theo cột dọc

  1. Trò chơi

*      Chuẩn bị:

  • Trò chơi được trình bày trên bảng
  • Giáo viên ghi các phép tính vào bảng phụ và viết kết quả dưới mỗi phép tính sau đó dùng những thẻ giấy ô vuông ghi các chữ a, b, c, d…. che các kết quả
  • Ví dụ:

10

18

15

15

12

12

-5

-7

-4

-3

-2

-6

a

b

c

d

đ

e

(các chữ cái a, b, c, d, đ, e có ghi kết quả thật)

*      Giáo viên đưa ra phép tính, hỏi học sinh kết quả. Ô chữ được thay thế bởi số nào? Mỗi phép tính hỏi từ 3 – 5 học sinh.

*      Khi học sinh nêu kết quả, giáo viên không nhận xét ngay mà chỉ tổng hợp ý kiến đã nêu, sau đó đề nghị cả lớp tập trung xem kết quả khi lật ô chữ để biết bạn mình đúng hay sai

BÀI 10: Xây nhà

  1. Mục đích

*      Giúp học sinh tính nhẩm

*      Tạo sự nhanh nhẹn, luyện tập củng cố kĩ năng làm tính cộng nhẩm không nhớ trong phạm vi 100

  1. Trò chơi

*      Chuẩn bị

  • Hình ngôi nhà ghi các phép tính và kết quả
  • Giấy màu có ghi kết quả hoặc phép tính (5 mảnh giấy ghi đúng, 2 mảnh giấy ghi sai – xanh, đỏ, vàng)

31 + 43

6 + 12

75

75

+24

36

74

99

72

18

24 + 12

24 + 12

24 + 12

­

­

­

­

­

­

­

Đỏ

Xanh

Đỏ

Đỏ

Vàng

Vàng

Vàng

  1. Cách chơi:

*      2 đội, mỗi đội có 5 em

*      Khi nào nghe hô “1,2,3 bắt đầu” các em phải nhẩm nhanh kết quả các phép tính trên ngôi nhà, rồi tìm mảnh giấy có kết quả tương ứng gắn vào đúng vị trí. Khi dán xong sẽ được hình ngôi nhà có mải đỏ, tường vàng, cửa xanh

BÀI 11: Máy tính

  1. Mục đích

*      Luyện kĩ năng tính nhẩm cộng trừ trong bảng hay nhân chia trong bảng

  1. Trò chơi:

*      Chuẩn bị:

  1. Cách chơi:

*      Hình thức tổ chức đồng loạt

*      Giáo viên làm người quản trò

  • Người quản trò hô: “máy tính đâu”
  • Học sinh đáp: “máy tính đây”
  • Quản trò: “máy tính nhấp nháy, nhấp nháy”
  • Học sinh 2 tay bấm bấm hô: “Náy tính nhấp nháy, nhấp nháy”
  • Quản trò lại hô tiếp: “Máy tính thực hiện phép tính 18 + 7 =?”
  • Máy tính nào có tín hiệu trả lời thì giơ tay, quản trò gọi máy tính đó trả lời – nhận xét
  • Đối với phép tính khác cũng như vậy

(8:2, 20 + 30, 6 + 7, 9:3, 3x2, 10+5, 2+18, …)

Làm như vậy xem máy tính nào nhanh hơn thì được thưởng

BÀI 12: Điểm số - báo cáo kết quả

  1. Mục đích:

*      Củng cố và luyện kĩ năng tính nhẩm đối với các phép tính cộng, trừ, nhân, chia trong bảng.

  1. Trò chơi:

*      Chuẩn bị

*      Cách chơi:

  • Chia lớp thành 2 nhóm, học sinh điểm số theo dãy từ 1 đến hết, học sinh nhớ số thứ tự của mình
  • Giáo viên nêu phép tính
  • Vd: 2x3 =? Thì những học sinh có số thứ tự ứng với kết quả đúng (6) đứng dậy và nêu số thứ tự của mình là 6. Nếu sai phải thực hiện lại phép tính.
  • Hoặc giáo viên nêu phép tính: 15= 9 + ? thì học sinh có số thứ tự là (6) đứng dậy và nêu số thứ tự của mình là 6. Cứ tiếp tục như vậy cho đến hết bảng nhân hoặc cộng, trừ, tổ nào ít người phạm quy tổ đó thắng.
  • Phép tính theo bảng dưới hoặc linh động theo giáo viên

3x3=?

6=?+4

12:4=?

15-13=?

24=?x8

4x3=?

17=20 - ?

7-4=?

8x2=?

20=?x5

6:2=?

13=? x5

14-11=?

8x3=?

5=?x5

CHỦ ĐỀ DUY TRÌ: “DẠY LẠI CÁC CHỦ ĐỀ”

 

Mục đích: nhằm rèn luyện những kĩ năng tính nhẩm cho trẻ và thông qua việc duy trì luyện thường xuyên sẽ giúp học sinh có những phản xạ nhanh, nhạy như một thói quen.

 

 

HẾT

 

 

 

CHÚC CÁC CON CÓ MỘT KỲ NGHỈ HÈ THẬT BỔ ÍCH


Các tin khác
🌈 TUYỂN SINH LỚP CLB HÈ NĂM 2023 🌈...
🌈 TUYỂN SINH LỚP CLB HÈ NĂM 2023 🌈...
🌈 TUYỂN SINH LỚP CLB HÈ NĂM 2023 🌈...
🌈 TUYỂN SINH LỚP CLB HÈ NĂM 2023 🌈...
🌈 TUYỂN SINH LỚP CLB HÈ NĂM 2023 🌈...
🌈 TUYỂN SINH LỚP CLB HÈ NĂM 2023 🌈...
1
TRƯỜNG MẦM NON TƯ THỤC THÁNH GIÓNG
Địa chỉ : Cơ sở 1: No: C2 - Lô BT4 Khu Đô thị Việt Hưng - Long Biên - Hà Nội
Cơ sở 2: No: A17 - Lô BT6 Khu Đô thị Việt Hưng - Long Biên - Hà Nội
Điện thoại: (04)22147977/ Email: mnthanhgiong@longbien.edu.vn; tuvanknsm@giaoduckinangsaomai.com

Giấy chứng nhận bản quyền số: 2169/2013/QTG của cục bản quyền tác giả cấp ngày: 06/06/2013
© 2013 Mầm non Thánh Gióng - Được cung cấp bởi : TCG Corporation