GIAO DUC HANH VI UNG XU VAN HOA.pdf
GIÁO DỤC HÀNH VI ỨNG XỬ VĂN HÓA
BÀI 1: Lễ phép với người lớn
- Hoạt động 1: Kể chuyện “Bạn Chí”
Chiều hôm ấy chỉ có một mình Chí ở nhà trông nhà. Chí đang ngồi làm bài tập toán thì có tiếng gõ cửa, Chí vội vàng chạy ra mở cửa. Bác Quân bạn của bố Chí tới chơi.
Chí nhanh nhẹn chào Bác!
- Cháu chào bác ạ! Cháu mời bác vào nhà xơi nước ạ!
- Bác Quân vội nói: thôi cháu, bác có chút việc phải đi ngay, bác ghe qua nhà gửi cho bố cháu cái này. Cháu cầm cho bác và nói với bố cháu là có bác Quân đến, hôm khác bác lại chơi
- Chí đưa 2 tay cầm gói quà và nói: Vâng ạ! Cháu xin bác!
Rồi Chí cố mời:
- Cháu mời bác vào nhà nghỉ cho đỡ mệt!
Bác Quân cảm ơn Chí và nhìn Chí trìu mến
GV:
- Khi bác Quân đến nhà, Chí đã có thái độ ntn?
- Những hành động trên chứng tỏ Chí đã có đức tính gì?
- Lễ phép với người còn thể hiện ntn?
è Kết luận: Khi gặp và tiếp xúc với người lớn tuổi em phải có thái độ tôn trọng và lễ phép, điều đó thể hiện nếp sống của người có văn hóa mới.
- Hoạt động 2: Tự liên hệ và liên hệ
Gọi 1 số học sinh tự đạt ra các tình huống để tỏ thái độ lễ phép với người trên
Học sinh tự liên hệ bản thân em đã biểu hiện sự lễ phép với thầy cô giáo, với người lớn tuổi ntn?
è Biểu dương hành động của trẻ
- Hoạt động 3: Cho trẻ xem một số hình ảnh về lễ phép với người lớn
BÀI 2: Biết lắng nghe người khác nói
- Hoạt động 1:
Giáo viên hỏi: Đã bao giờ các em lắng nghe thực sự khi người ta nói chưa nào?
- Lắng nghe giúp cho chúng ta biết được điều gì?
- Vậy lắng nghe như thế nào có hiệu quả thì chúng ta cùng nhau tìm hiểu nhé!
Giáo viên đưa ra 2 tình huống:
- TH1: Nam rất thích nghe ông nội kể chuyện. Đặc biệt là chuyện về chiến tranh. Nam rất chăm chú lắng nghe và thán phục những chú bộ đội dũng cảm và giàu nghị lực
- TH2: Bố bảo Lan đi đổ rác, Lan nói vâng rõ to nhưng vì mải xem phim hoạt dình nên Lan lại quên đi đổ rác và chạy vào phòng đi ngủ
GV hỏi:
- Theo em, 2 tình huống trên, tình huống nào em thấy bạn nào lắng nghe người khác nói?
- Lắng nghe ông kể chuyện giúp Nam hiểu được những gì?
- Như vậy, chúng ta nên học tập theo bạn nào?
è Lắng nghe người khác nói tức là tôn trọng họ và giúp cho chúng ta biết được giá trị của cuộc sống
- Hoạt động 2:
Trò chơi: “Hãy lắng nghe”
Giáo viên đưa ra một vật gì đó. Người đúng đầu biết được và đưa ra thông tin về vật đó (không được nói ra vật đó) hoặc liên quan đến vật đó, người nhận được thông tin đó sẽ truyền cho người tiếp theo … cho đến người cuối cùng tiếp nhận thông tin và đoán được vật đó.
Giáo viên kết luận:
- Biết lắng nghe người khác nói cần phải:
- Tôn trọng và lắng nghe người khác nói
- Không ngắt lời khi người khác đang nói
- Không nói chen vào câu chuyện của người nói
Một số trò choi giúp trẻ phát triển kĩ năng lắng nghe
v Tam sao thất bản
Đưa ra 1 câu chuyện ngắm cho người đầu tiên. Người đầu tiên đọc thầm câu chuyện, sau đó kể lại câu chuyện cho người thứ 2, và trẻ truyền miệng câu chuyện cho đến người cuối cùng. Người cuối cùng sẽ kể lại câu chuyện cho tất cả mọi người để so sánh với nguyên văn ban đầu.
BÀI 3: Biết nhận lỗi sai và sửa lỗi
- Hoạt động 1:
Đóng vai theo tình huống
- Giúp học sinh lựa chọn và thực hành hành vi nhận lỗi và sửa lỗi
- Chia 4 nhóm (4 tình huống)
- Tình huống 1: Tuấn, sao bạn hẹn rủ mình cùng đi học mà lại đi một mình?
Em sẽ làm gì, nếu em là Tuấn? (Tuấn cần xin lỗi bạn vì không giữ đúng lời hứa và giải thích rõ ràng lí do)
- Tình huống 2: Nam đang chơi điện tử, nhà cửa bừa bãi, chưa được dọn dẹp. Mẹ đang hỏi Nam: “Con đã dọn nhà cho mẹ chưa”
(Nam cần xin lỗi mẹ và dọn dẹp nhà cửa)
- Tình huống 3: Lan mếu máo cầm quyển sách: “bắt đền Trường đấy làm rách sách của tớ rồi”
Em là Trường em sẽ làm gì? (Trường cần xin lỗi và dán lại sách cho bạn)
- Tình huống 4: Duy quên không làm bài tập, sáng nay đến lớp các bạn kiểm tra bài tập ở nhà.
Em sẽ làm gì nếu là Duy? (Duy nhân lỗi với cô giáo và các bạn làm lại bài tập à Bày tỏ thái độ của mình khi có lỗi để người khác hiểu đúng mình, là việc cần thiết và quyền của từng cá nhân
- Hoạt động 2: Thảo luận nhóm
Chia ra 2 nhóm thảo luận
Vân viết chính tả bị điểm kém, vì em không nghe rõ lại ngồi bàn cuối. Vân muốn viết đúng nhưng không biết làm thế nào, theo em Vân nên làm gì? (Vân xin lỗi bạn bè và giải thích lí do cho mọi người biết)
Tổ em bị chê, các bạn trách Dương, dù Dương đã nói lí do việc đó đúng hay sai? Dương nên làm gì?
è Kết luận:
- Cần bày tỏ ý kiến của mình khi bị người khác hiểu nhầm. Nên lắng nghe để hiểu người khác không trách lỗi lầm cho bạn. Biết thông cảm, hướng dẫn giúp đỡ bạn bè sửa lỗi như vậy mới là người bạn tốt.
- Hoạt động 3: Trò chơi “Ghép đôi”
Mục đích: Giúp học sinh biết ứng xử nhanh và đúng
Phương pháp: phổ biến luật chơi
Giáo viên phát cho mỗi dãy 5 tấm bìa ghi các câu tình huống và các cách ứng xử
Khi bắt đầu chơi, GV sẽ chỉ bất kì 1 học sinh ở dãy cầm các tầm bìa ghi tình huống. Khi em hs đó đứng lên đọc câu tình huống của mình thì đồng thời em hs nào càm tấm bìa tương tứng sẽ phải đọc ngay cách ứng xử
Đôi bạn nào ứng xử nhanh thì đôi bạn đó thắng cuộc
BÀI 4: Biết chia sẻ với mọi người
- Hoạt động 1:
? Con hiểu chia sẻ ntn nhỉ?
? Đã bao giờ con chia sẻ với ai chưa?
Câu chuyện: Trên tuyết
Một bà cụ nặng nhọc lê bước trên phố. Bà cụ đi chân trên tuyết.
Một đôi trẻ, tay xách lỉnh kỉnh những túi to, vừa nói chuyện vừa cười đến nỗi không để ý thấy bà cụ
Một người mẹ dẫn 2 đưa con nhỏ, tới nhà bà ngoại, họ quá vội nên cũng không để ý thấy
Một viên chức ôm 1 chồng sách đi qua. Mải suy nghĩ nên không để ý thấy bà cụ
Bà cụ dùng cả 2 tay để khép vạt áo đứt hết khuy. Dừng lại, nép vào 1 góc ở bến xe buýt. Một quí ông ăn mặc lịch sự cũng đứng đợi xe buyt. Ông cố đứng tránh xa bà cụ 1 chút. Tất nhiên là bà già rồi, chảm làm hại được ai, nhưng nhỡ bà ấy bị bệnh lây nhiễm thì sao.
Một cô gái cũng đứng đợi xe buýt. Cô liên tục liếc xuống chân bà cụ, nhưng cũng không nói gì
Xe buýt tới và bà cụ nặng nhọc bước lên xe. Bà ngồi trên chiếc nghé ngay sau người lái xe. Quí ông và cô gái vội vã chạy xuống cuối xe ngồi. Người lái xe liếc nhìn bà cụ và nghĩ “Mình không thích phải nhìn thấy cảnh nghèo khổ này chút nào!”
Một cậu bé chỉ vào bà cụ và kêu lên với mẹ:
- Mẹ ơi, bà ấy đi chân đất! Mẹ bảo những ai hủi mới đi chân đất, đúng không mẹ?
- Người mẹ hơi ngượng ngập kéo tay con xuống
- Andrew, không được chỉ vào người khác! Rồi bà mẹ nhìn ra cửa sổ
- Bà cụ này chắc phải có con cái trưởng thành rồi chứ!
- Một phụ nữ mặc áo choàng lông thì thầm – con cái của bà ấy nên cảm thấy xấu hổ mới phải!
Người phụ nữ này bỗng cảm thấy mình quả là nguiowif tốt, vì mình luôn quan tâm đầy đủ đến mẹ mình
- Đấy, ai cũng phải học cách tiết kiệm – một chàng trai ăn mặc bảnh bao thêm vào – nếu bà ấy biết tiết kiệm từ khi còn trẻ thì bà ấy chẳng nghèo như bây giờ!
Một doanh nhân hào phóng bỗng cảm thấy ái ngại, Ông lấy trong ví ra 1 tờ đô la, ấn vào bàn tay nhăn nheo của bà cụ, hãnh diện:
- Đây, biếu bà! Bà nhớ mua đôi giầy mà đi! Rồi ông ta quay về chỗ ngồi, cảm thấy hài lòng và tự hào về mình
Xe buýt dừng lại khi tới bến và 1 vài người khác bước lên. Trong số đó có 1 cậu bé khoảng 6 -7 tuổi. Cậu ta mặc chiếc áo khoác to màu xanh và đeo ba lô cũng to, đang nghe headphone. Cậu trả tiền xe buýt và ngồi ngay vào ghế ngang hàng với bà cụ. rồi cậu nhìn thấy bà cụ chân đất.
Cậu tắt nhạc, cảm thấy lạnh người. Cậu nhìn từ chân bà cụ sang chân mình. Cậu đang đi 1 đôi giầy cổ lông dành cho trời tuyết. Đôi giầy mới tin và ấm sực. Cậu phải tiết kiệm tiền tiêu vặt khác lâu mới mua được. Bạn bè đứa nào cũng khen!
Nhưng cậu cúi xuống và bắt đầu cởi giầy, cởi tất rồi ngồi xuống sàn xe, bên cạnh bà cụ.
- Bà, cháu có giầy đây này! Cậu nói một cách cẩn thận, cậu ta chấc bàn chân lạnh cóng, go quắp của bà cụ lên, đi tất và đi giầy vào chân bà. Bà cụ sững người, chỉ khe khẽ gật đầu và nói lời cảm ơn rất nhỏ.
Lúc đó, xe buýt dừng. Cậu thanh niên chào bà cụ và xuống xe. Đi chân đất trên tuyết
Những người khách trên xe thò đầu ra cửa sổ, nhìn đôi chân cậu thành niên, xôn xao bình phẩm
- Cậu ta làm sao thế nhỉ? – 1 người hỏi
- Một thiên thần chăng
- Hay là con trai của chúa
Nhưng cậu bé, người bạn nãy chỉ vào bà cụ, quay sang nói với mẹ.
- Không phải đâu mẹ ạ! Con đã nhìn rõ rồi mà! Anh ấy là người bình thường thôi!
Câu hỏi:
- Thái độ của mọi người ntn khi bà cụ lên xe?
- Hành động gì của cậu thanh niên đó với bà cụ?
- Em thấy hành đó ntn?
- Theo em chia sẻ là cử chỉ cao đẹp đúng không?
- Liên hệ thực tế
- Hoạt động 2:
- Để trẻ biết quan tâm chia sẻ với mọi người thì trẻ phải chia sẻ với người thân gần gũi với mình như ông bà, cha mẹ ,anh chị em sau đó đến bạn bè, cô giáo, những người xung quanh trẻ.
- Thế ở nhà em chia sẻ với ông bà, cha mẹ những gì?
- Với anh chị em ntn? (chia sẻ thức ăn, đồ chơi)
- Khi đến lớp chia sẻ những gì với bạn bè?
- Cho trẻ xem vi deo:
Bài học về sự chia sẻ khiến bạn phải suy ngẫm
BÀI 5: Quan tâm giúp đỡ hàng xóng láng giềng
- Cả lớp hát bài “Bầu ơi”
- Hoạt động 1
Truyện: “Chuyện hàng xóm”
Vào một buổi chiều cuối thu, bầu trời xám xịt mây đen ùn ùn kéo đén, có 1 ông cụ mắt mù chống gậy đi ngoài đường tìm nhà của người con trai, tình cờ ông cụ gặp bốn bạn Hà, Đức, Tuấn, Quang đang đi ven đường. Ông hỏi:
- Cháu nào biết nhà chú Hùng chỉ giúp ông với
- Hà nghe vậy liền nói: À đay chắc có thể là bố của chú Hùng phải làm gì bây giờ nhỉ
- Quang nói: chú Hùng là người hàng xóm của chúng mình. Hay là mình không chơi nữa dẫn ông cụ đến nhà chú Hùng ở cuối xóm, để kẻo trời mưa ướt ông cụ mất!
- Tuấn nói chen vào: “Kệ mặc ông cụ, tụi mình cứ tiếp tục chơi đi”
- Hà tiếp lời: “hay là mình dẫn ông cụ vào nhà mình tạm nghỉ, rồi chờ bố mình chở ông cụ đến nhà chú Hùng”
- Tuấn liền nói: “Tớ sợ lắm, nhỡ đó không phải là bố chú Hùng mà là 1 ông cụ giả vờ thì sao. Dạo này có nhiều kẻ lừa đảo lắm. Mà ông cụ vào nhà không khéo ….”
- Đức chặc lưới: “Thôi, cãi nhau làm gì việc của hàng xóm, tụi mình đừng bận tâm. Chúng mình cứ chơi tiếp đi: “Cuối cùng Hà quyết định dẫn ông cụ về nhà mình nghỉ tạm”.
Câu hỏi:
? Em đồng ý với cách xử lý của bạn nào? Vì sao? (đồng ý cách xử lý của Quang và Hà, vì Quang và Hà có tấm lòng nhân hậu, biết quan tâm giúp đỡ hàng xóm)
? Qua tiểu phẩm trên em rút ra được bài học gì? (Qua tiểu phẩm trên em rút ra bài học: hàng xóm là những người sống bên cạnh mình, cần phải giúp đỡ hàng xóm để tình cảm được gắn bó hơn
- Hoạt động 2:
Hành vi, việc làm nên hoặc không nên làm đối với làng xóm, láng giềng
a) Chào hỏi lễ phép khi gặp hàng xóm
b) Đánh nhau với trẻ con hàng xóm
c) Ném gà nhà hàng xóm
d) Hỏi thăm khi hàng xóm có chuyện buồn
e) Hái trộm quả trong vườn nhà hàng xóm
f) Không làm ồn trong giờ nghỉ trưa
g) Không vứt rác sang nhà hàng xóm
h) ……….
BÀI 6: Biết khiêm tốn mỉm cười khi nhận được nhiều lời khen
- Kể chuyện: “Kiêu ngạo”
Con ếch muốn rời khỏi vùng lạnh giá phía bắc để đến vùng phía nam vì mùa đông băng giá sắp tới rồi, nhưng nó quá lười biếng không muốn nhảy hàng trăm cây số đường dài nên mới nghĩ ra 1 kế. Nó thuyết phục được 2 con ngỗng trời lớn, theo kế hoạch, thì mỗi con ngỗng ngậm 1 đầu của 1 chiếc que gỗ, còn ếch thì cắn vào chính giữa. Như thế là cả ba bay lên trời hướng về nam. Ếch sung sướng nhìn xuống đồng ruộng và kiễu hãnh.
Tình cờ có một nhà nông làm ở ngoài đồng với đứa con trai. Cha con ngước mắt lên trời thấy 2 con ngỗng bay mà ngậm ở 2 đầu 1 que gỗ cho con ếch ngoạm vào. Người cha nói với con:
- Con thấy gì không? Bố không hiểu ai đã thuyết phục hai con ngỗng đó mà chúng lại cho con Ếch bay lên trời như vậy.
- Ếch ta nghe được khoái chí lắm, nhưng không dám nói gì. Sau cùng không chịu được nữa nó nói thật to:
- Ta đây chứ ai! – vừa lúc ấy nó rơi từ trên trời xuống và chìm sâu trong bùn, vùng vẫy mới ngoi lên được
Giáo viên hỏi:
? Ếch đã thuyết phục được 2 con ngỗng trời lớn nhưng vì sao nó vẫn bị rời?
? Em thấy chú Ếch đó ntn?
? Chúng ta có nên học tập theo chú Ếch đó không
à không nên kiêu ngạo mà phải khiêm tốn khi nhận được lời khen
- Tình huống:
Nam được khen học giởi nhất lớp? khi đó Nam ….
Lan được bạn khen có chiếc áo đẹp
Hoa được khen có túi mới
……….
BÀI 7: Lịch sự khi gọi và nhận điện thoại
- Lịch sự khi gọi điện thoại
- Với người lớn: phải lễ phép, xưng hô lịch sự
- Lịch sự khi nhận điện thoại
BÀI 8: Biết giữ lời hứa
- Hoạt động
Tình huống:
TH1: Lan hứa chiều sẽ đưa em đi ăn kem, nhưng chơi điện tử, Lan đã quên mất
Hỏi: Bạn Lan làm như vậy đúng hay sai
Em Lan sễ phải làm thế nào?
Nếu em là Lan, em sẽ làm như thế nào?
TH2: Trong giờ ra chơi Hùng đã hứa lúc về sẽ cho Nam đi nhờ xe về nhà. Nhưng một số bạn rủ Hùng đi đá bóng nên Hùng quên mất việc chở Nam về.
Hỏi: Theo em Hùng làm như vậy đúng hai sai?
Nếu em là Hùng em sẽ làm gì khi quên chở bạn về?
TH3: Hoa mượn vở của Lan về nhà và hứa mai sẽ mang trả. Sáng hôm sau vội đi học nên Hoa đã quên mang trả. Sực nhớ ra Hoa đã nói với Lan: “Mình xin lỗi cậu vfi mình đã quên không mang vở cấu đến. Hôm nay bạn viết tạm ra giấy. Nếu cô giáo phê bình mình sẽ nhận lỗi là do mình. Mong bạn thông cảm”
Theo em, Hoa làm như vậy đúng hay sai? Tại sao
- Liên hệ thực tế:
Gọi một số học sinh:
- Em đã hứa với ai điều gì?
- Thái độ của người đó ra sao?
- Em nghĩ gì về việc làm của mình?
è Cho học sinh xem một câu chuyện về giữ lời hứa
BÀI 9: Biết ơn thầy cô giáo
- Hoạt động
Hoạt động 1: Xử lý tình huống
Tình huống :
Cô Bình – Cô giáo dạy bạn Vân hồi lớp 1. Vừa hiền dịu, vừa tận tình chỉ bảo cho từng li từng tí. Nghe tin cô bị ốm nặng, bạn Vân thương cô lắm. Giờ ra chơi, Vân chạy tới chô mấy đứa bạn đang nhảy dây ngoài sân báo tin và rủ: “Các bạn ơi, cô Bình bị ốm đấy, chiều nay chúng mình cùng đến thăm cô nhé!”
? Em thấy Vân ứng xử ntn?
? Hành động các bạn nhỏ đấy cho thấy điều gì?
è Kết luận: Thầy giáo và cô giáo đã dạy dỗ các em biết bao điều hay, điều tốt. Do đó các em phải biết kính trọng biết ơn thầy cô giáo.
- Trò chơi:
Đưa ra 1 loạt các tình huống và bằng chữ “Biết ơn”, “không biết ơn” để dán vào các tình huống.
- Chăm chỉ học tập
- Tích cực, phát biểu ý kiến xây dựng bài
- Nói chuyện, làm việc riêng trong giờ
- Tích cực tham gia hoạt động lớp, trường
- Lễ phép với thầy cô giáo
- Chúc mừng thầy cô giáo nhân ngày 20 – 11
- Đến thăm thầy, cô giáo những lúc khó khăn
Có rất nhiều cách thể hiện lòng biết ơn đối với thầy, cô giáo
Hoạt động 2: Làm bưu thiếp chúc mừng thầy cô giáo
BÀI 10: Trung thực với mọi người
- Câu hỏi:
Giáo viên hỏi: Trung thực là gì?
Em hiểu thế nào là trung thực? có thể đưa ra một số ví dụ về trung thực?
Dự kiến:
- Trung thực là luôn tôn trọng sự thật, tôn trọng chân lý, lẽ phải, sống ngay thẳng, thật thà và dũng cảm nhận lỗi khi mình mắc khuyết điểm
- Trung thực trong học tập
- Trung thực với mọi người trong gia đình
- Trung thực với bạn bè
- Trung thực với thầy cô giáo
- Trung thực với bản thân ….
- Các câu hỏi và tình huống:
a) Những hành vi nào dưới đây thể hiện sự trung thực trong học tập
Chép bài của bạn trong giờ kiểm tra
Không làm bài tập mà mượn vở của bạn chép
Copy tài liệu khi thi
Nhắc bài cho bạn trong giờ kiểm tra
Không chép bài của bạn trong giờ kiểm tra
b) Tình huống:
Em bị điểm 3 nhưng cô giáo ghi nhầm vào sổ là điểm 7. Em sẽ làm gì?
Một lần, em đi ăn sáng về đến nhà em mới nhớ ra là em quên không trả tiền bác bán hàng. Em chọn cách ứng xử nào dưới đây:
- Cách 1: Nghĩ Bác bán hàng cũng quên nên thôi không trả tiền nữa
- Cách 2: Hỏi cha mẹ xem làm ntn?
Một lần, em mua bút, người bán hàng tính nhầm tiền, em phải trả ít hơn số tiền thực. Về đến nhà, em mói nhớ ra, em làm ntn?
- Câu chuyện:
Những hạt thóc giống
Thủa xưa, có 1 ông vua cao tuổi muốn tìm người nối ngôi. Vua ra lệnh phát cho mỗi người dân 1 thùng thóc về gieo và giao hẹn: Ai thu được nhiều thóc nhất sẽ được truyền ngôi và ai không có thóc sẽ bị trừng phạt. Ở làng nọ có chú bé tên là Chân mồ côi cha mẹ. Cậu cũng đi nhận thóc về và cố chăm sóc mà không 1 hạt thóc nào nảy mầm. Đến vụ thu hoạch mọi ngời chở thóc về kinh đô thu nộp cho nhà vua. Chân lo lắng, đến trước vua quỳ lạy tâu:
- Tâu bệ hạ! Con không làm sao cho thóc của người nảy mầm được, mọi người sững sờ trước lời thú tội của Chôm. Nhưng nhà vua đã đỡ chú bé dậy ôn tồn nói:
- Trước khi phát thóc giống, ta đã cho luộc kĩ rồi. Lẽ nào chúng còn nảy mầm được. Những xe thóc đầy ắp kia đâu phải được thu từ thóc giống của ta. Rồi nhà vua dõng dạc tuyên bốTrung thực là đức tính tốt, quí nhất của con người. Ta sẽ truyền ngôi cho chú bé trung thực dũng cảm này
è Kết luận:
- Trung thực là trung thành với sự thật, không gian dối
- Người trung thực được mọi người tôn trọng, tin yêu
- Không trung thực sẽ có hại đối với bản thân và có hại đối với mọi người
BÀI 11: Biết nói lời yêu cầu và đề nghị
- Trò chơi:
Cho mỗi học sinh đứng lên nói yêu cầu và lời đề nghị lịch sự
- Tình huống
Trang có cuốn truyện mới rất hay. Dũng thấy vậy liền với tay lấy cuốn truyện mà không nói gì với Trang.
- Dũng làm như vậy đã được chưa? Tại sao?
- Nếu là em, em sẽ làm gì?
è Có 2 học sinh đứng lên đóng lại tình huống với lời yêu cầu đề ghị lịch sự
Trong giờ vẽ, bút chì của An bị gẫy. An thò tay sang chỗ Nam lấy gọt bút chì mà không nói gì với Nam.
- Em nghĩ gì về hành động của An?
- Nếu em là An, em sẽ làm gì?
- Theo em An nên ứng xử ntn?
è Gọi 2 bạn học sinh đứng lên đóng lại tình huống
- Bài tập đúng sai
a) Với bạn bè người thân chúng ta không cần nói lời đề nghị, yêu cầu vì như thế là khách sao?
b) Nói lời đề nghị, yêu cầu làm ta mất thời gian
c) Khi nào cần người nhờ người khác một việc quan trọng thì mới cần nói lời đề nghị, yêu câu.
d) Biết nói lời yêu cầu, đề nghị lịch sự là tự tôn trọng mình và tôn trọng người khác
e) Chỉ nói lời yêu cầu, đề nghị với người lớn tuổi
f) Không cần nói lời yêu cầu, đề nghị với em nhỏ
g) Em cảm thấy ngần ngại khi phải nói lời yêu cầu, đề nghị
h) Mọi người cần phải biết nói lời yêu cầu, đề nghị lịch sự và đúng lúc
i) Người lớn không cần phải nói lời yêu cầu, đề nghị lịch sự với trẻ em
- Kết luận:
Nói lời yêu cầu, đề nghị là muốn người khác thực hiện những mong muốn của mình
Biết nói lời yêu cầu đề nghị lịch sự sẽ được mọi người tôn trọng và yêu mến
Khi người kahcs thực hiện theo yêu cầu đề nghị của mình cẩn phải cảm ơn
BÀI 12: Giáo tiếp trong sinh hoạt gia đình
- Khởi động
Trò chơi:
- Thảo luận:
Câu hỏi 1:
- Muốn xin phép ra khỏi nhà, em có xin phép bố mẹ không? Tại sao?
- Xin phép ntn trong những tình huống sau:
- Khi đi chơi xa
- Đi chơi gần
- Sang nhà hàng xóm
- Đến nhà bạn
- Đi đá bóng ….
Câu hỏi 2:
- Khi đi học và jhocj về có phải chào hỏi không? Tại sao?
Câu hỏi 3:
- Ứng xử trong bữa cơm gia đình
- Đến bữa ăn có cần thiết phải mời mọi người không? Tại sao?
- Mời ntn?
- Đối tượng mời là ai? (tất cả mọi người, chỉ mời người lớn, không cần mời người nhỏ tuổi hơn)
- Muốn xin bát cơm thứ 2, em phải làm gì?
- Nhai ntn?
- Ăn xong trước, có cần mời mọi người không?
- Ăn xong, còn làm gì (mời nước, mời tăm ông bà, bố mẹ….)
- Tổng kết:
Đối với tình huống khi ra khỏi nhà
- Xin phép khi ra khỏi nhà, chào hỏi trước khi ra khỏi nhà
- Nếu đi chơi phải nói đi đâu, với ai, khi nào về?
Đối với tình huống ăn cơm trong gia đình
- Khi ăn cơm phải mời lần lượt từ người lớn tuổi nhất, đến người ít tuổi nhất trong gia đình
- Ăn cơm xong phải lấy tăm và nước cho người lớn tuổi
- Khi muốn ăn thêm bát 2 phải đưa 2 tay và nói lễ phép (bố/mẹ, anh/chị, xới cho con, em bát cơm ạ!)
- Khi nhai cơm không để phát ra tiếng
CHỦ ĐỀ DUY TRÌ: “DẠY LẠI CÁC CHỦ ĐỀ”
Mục đích: Tạo cho trẻ một thói quen tốt trong việc ứng xử văn hóa
HẾT