TÀI LIỆU ÔN HÈ LỚP TIỂU HỌC

CLB HE 2022 TOAN 3.doc
CLB HE 2022 TIENG VIET 3.doc
CLB HE 2022 TIENG VIET 2.doc
CLB HE 2022 TIENG VIET 1.doc

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP Tiếng Việt lớp 1

I. Đọc, viết đúng các vần, từ ngữ:

   1. Vần: ia, ưa, ua, ai, ây, oi, ôi,.....................uôt, ươt (Ôn từ bài 29 đến bài 74-SGK- Tập 1).

   2. Từ ngữ: lá tía tô, lá mía, nhà ngói, đồi núi,.........................chuột nhắt, lướt ván.

 (Ôn từ bài 29 đến 74-SGK-Tập 1)

II. Đọc và viết đúng câu:

Gió lùa kẽ lá

Lá khẽ đu đưa

Gió qua cửa sổ

Bé vừa ngủ trưa

Chào Mào có áo màu nâu

Cứ mùa ổi tới từ đâu bay về.

          Mùa thu, bầu trời như cao hơn. Trên giàn thiên lí, lũ chuồn chuồn ngẩn ngơ bay lượn.

(Ôn từ bài 29 đến bài 74-SGK -Tập 1)

III. Các dạng bài tập: (tham khảo)

   1. Điền vần thích hợp vào chỗ chấm:

ia hay ai: cây m .´. ., ngày m. . ., cái đ.˜. ., lâu đ.`. .

au hay âu: bị đ, đi đ, cây c, chim bồ c

iu hay êu: đàn s.´. ., nhỏ x.´. ., cái r.`. ., l.´. . lo

ưu hay ươu: h... nai, m... kế, trái l..., bầu r...

   2. Nối các ô chữ để có từ, câu đúng:

trở rét

 

Mẹ dệt

 

cho bé

 

Mẹ quấy bột

 
a/                                                                             b/      

Trời đã

 

chín đỏ

 

Trời

 

thổ cẩm

 

Những trái ớt

 

ngớt mưa

 

Bà gội đầu

 

bằng bồ kết

 


IV. Điền tiếng, từ thích hợp:

Thông ........... ; ễnh ............ ; hái ............ ; đom ............

Đường ........... ; mùi ............ ; niềm ......... ; quý .............

Cởi ................ ; chăn ........... ; vầng ......... ; rặng ............

Đề thi học kì 1 môn Tiếng Việt lớp 1:

Thời gian làm bài 60 phút

A. PHẦN ĐỌC: 10 điểm

I. Đọc thành tiếng: (6 điểm)

          (GV gọi từng em học sinh lên bảng cầm giấy đọc theo yêu cầu)

1. Đọc thành tiếng các vần:

                    oi     am     iêng        ut

2. Đọc thành tiếng các từ ngữ:

                    Ông bà       quê hương         bà ngoại            ốm đau

3. Đọc thành tiếng các câu:

Mẹ đã đi chợ về. Bố nấu cơm và đun nước.

II. Đọc hiểu: (4 điểm)

Câu 1. Chọn tiếng phù hợp trong ngoặc đơn điền vào chỗ trống (3 điểm)

a. Lũy ……..xanh mát. (tre / che)

b. Hôm nay là ngày ………….nhật của Lan. (sinh / xinh)

2. Điền vần ia hoặc vần on vào ô trống: (1 điểm)

a. (c/ k/q):  … ây đa            .....uả cà

b. (ng/ ngh):  ngộ.... ĩnh;  ngân  ...a

B. PHẦN VIẾT: 10 ĐIỂM

Tập chép

(Giáo viên viết lên bảng bằng chữ viết thường mỗi phần viết một dòng, học sinh nhìn bảng và tập chép vào giấy ô ly)

1. Các vần: (3 điểm)

                    Ao, au, en, un, in

2. Các từ ngữ: (4 điểm)

                    Đi học, dạy sớm, ăn cháo, đi chơi, văn học

3. Câu: (3 điểm)

Mười quả trứng tròn
Mẹ gà ấp ủ
Hôm nay ra đủ
Mười chú gà con



ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP môn Tiếng Việt lớp 2

NỘI DUNG ÔN TẬP TIẾNG VIỆT ĐỌC HIỂU

ĐỀ 01

A. Phần đọc thầm và làm bài trắc nghiệm:

Bài đọc  thầm:   Ông và cháu

Ông vật thi với cháu

Keo nào ông cũng thua

Cháu vỗ tay hoan hô:

“Ông thua cháu,ông nhỉ!”

Bế cháu ông thủ thỉ:

“Cháu khỏe hơn ông nhiều!

Ông là buổi trời chiều

Cháu là ngày rạng sáng.”

Phạm Cúc

Câu 1: Người ông trong bài chơi trò gì với cháu:

  A. Đánh cờ

  B. Vật tay

  C. Kéo co

Câu 2: Câu “Ông là buổi trời chiều.” được viết theo mẫu câu nào trong các câu sau đây?

  1. Ai thế nào?
  2. Ai làm gì?
  3. Ai là gì?

Câu 3:Vì sao ông vật tay thua cháu?

  1. Ông yếu hơn cháu.
  2. Ông giả thua cho cháu vui.
  3. Ông chơi kém hơn.

Câu 4:

Điền   ng hay   ngh

     -  con  …..é,  …ủ gật, ….i    ngờ,  cá   …ừ

Câu 5: Khoanh vào nhóm từ chỉ hoạt động?

  1. ăn, chạy, nhà.
  2. Chạy, nói, mèo
  3. Viết,  đi, chạy.

Câu 6:  Đặt dấu phẩy vào chỗ thích hợp trong mỗi câu sau:

              a/ Cò ngoan ngoãn chăm chỉ học tập.

              b/Quanh ta, mọi vật mọi người đều làm việc.

NỘI DUNG ÔN TẬP TIẾNG VIỆT VIẾT

 B. Phần Tiếng Việt (viết)

I/CHÍNH TẢ:

 Cha mẹ  đọc bài chính tả (nghe viết) cho học sinh viết trong thời gian 15 phút:

        

Bài viết : Buổi biểu diễn văn nghệ

       Hôm nay nhà trường tổ chức liên hoan văn nghệ chào mừng ngày nhà giáo Việt Nam. Các lớp trình diễn những tiết mục hay nhất của lớp. Các em lớp Một múa điệu vui đển trường. Các bạn lớp em hát bản đồng ca chúc mừng các thầy cô.

 

II. TẬP LÀM VĂN:

 (Thời gian làm bài 35 phút). Viết vào vở bài tập.

Đề bài: Dựa vào các câu hỏi gợi ý dưới đây, em hãy viết một đoạn văn ngắn (3- 5 câu) kể về ông (bà, cha hoặc mẹ) của em.

   Câu hỏi gợi ý

1. Ông( bà, cha hoặc mẹ) của em bao nhiêu tuổi?

2. Ông (bà, cha hoặc mẹ) của em làm nghề gì?

3. Ông (bà, cha hoặc mẹ) cuả em yêu quý, chăm sóc em như thế nào?

4. Tình cảm của em đối với ông(bà, cha hoặc mẹ) như thế nào?

 

 

 

 

 

 

 

 

ĐỀ 02

ÔN TẬP TIẾNG VIỆT ĐỌC HIỂU

  1. Phần đọc thầm và làm bài tập trắc nghiệm:

Bài đọc thầm: Cha tôi

          Mẹ tôi mất từ lúc tôi lên hai. Cha nuôi tôi từ thuở ấy. Người dùng xe xích lô để kiếm sống. Đấy cũng là chiếc nôi đưa tôi đi khắp nẻo đường thành phố. Tôi lớn lên trong sự nhọc nhằn thức khuya dậy sớm, nai lưng đạp xích lô của cha.

          Hằng ngày, cha phải thay phần việc của mẹ: lo từng mớ rau, quả cà và cả việc vá may.

          Sáng nào cũng vậy, cha dậy rất sớm để đưa, đón khách. Nhiều hôm hàng phố đã cơm nước xong, ngồi xem ti vi, cha mới đạp xe về nhà.

          Cha rất quý chiếc xích lô. Cha bảo nó đã nuôi sống cả nhà mình.

Theo Từ Nguyên Tĩnh

* Học sinh đọc thầm bài: “Cha tôi” sau đó chọn và khoanh vào chữ cái đặt trước ý trả lời đúng nhất của mỗi câu hỏi dưới đây:

Câu 1: Để nuôi sống gia đình, người bố đã làm gì?

A. Buôn bán rau, may vá

B. Làm công nhân

C. Đạp xe xích lô chở người, hàng hóa

Câu 2: Người bố rất quý chiếc xích lô vì:

A. Chiếc xe này là kỉ vật vợ để lại

B. Chiếc xe này giúp ông nuôi sống cả nhà

C. Chiếc xe này đẹp

Câu 3: Câu: “Nhiều hôm hàng phố đã cơm nước xong, ngồi xem ti vi, cha mới đạp xe về nhà.ý muốn nói:

A. Cha đi làm về sớm

B. Cha đi làm về muộn

C. Cha không muốn về nhà

Câu 4: Cha làm thay mẹ những việc gì?

  1. Lo vá quần áo
  2. Lo từng mớ rau, quả cà
  3. Lo từng mớ rau, quả cà và cả việc vá may.

Câu 5: Để bố mẹ vui lòng, quên hết mệt nhọc, các em cần làm gì?

……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

Câu 6: Em thấy người cha trong bài này là người như thế nào?

……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

Câu 7: Điền dấu phẩy vào chỗ thích hợp:

            Bạn Hà là học sinh chăm chỉ ngoan ngoãn.

Câu 8: Ghép các tiếng sau: “yêu, quý, mến”, thành 4 từ có hai tiếng:

……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

Câu 9: Hãy sắp xếp các từ sau và viết lại thành một câu có nghĩa: chị em, nhau, giúp đỡ

……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

Câu 10: Đặt 1 câu theo kiểu Ai là gì?

……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………


ĐỀ 03

ÔN TẬP TIẾNG VIỆT VIẾT

A. Chính tả (Nghe – viết)

Cò và Vạc

          Cò và Vạc là hai anh em, nhưng tính nết rất khác nhau. Cò ngoan ngoãn, chăm chỉ học tập, được thầy yêu bạn mến. Còn Vạc thì lười biếng, không chịu học hành, suốt ngày chỉ rúc đầu trong cánh mà ngủ. Cò khuyên bảo em nhiều lần, nhưng Vạc chẳng nghe.


 


B. Tập làm văn

Đề: Hãy viết từ 3 đến 5 câu kể về anh, chị, em ruột (hoặc anh, chị, em họ) của em. Viết vào vở bài tập.

Gợi ý:

- Anh (chị, em) của em tên gì?

- Anh (chị, em) của em bao nhiêu tuổi và đang làm gì?

- Hình dáng, tính tình anh (chị, em) của em như thế nào?

- Tình cảm của em đối với anh (chị, em) của em?


ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP PHÂN MÔN LUYỆN TỪ VÀ CÂU LỚP 2

CHỦ ĐỀ 3:

 DẤU CHẤM, DẤU PHẨY, DẤU CHẤM HỎI, DẤU CHẤM THAN

  1. Kiến thức cần nhớ
  2. Dấu chấm được dùng khi diễn đạt hết một ý trọn vẹn. Dấu chấm thường đứng ở cuối câu. Chữ cái đứng sau dấu chấm phải viết hoa
  3. Dấu phẩy (đối với lớp 2) được dùng để tách các ý nhỏ trong câu. Chữ cái đứng sau dấu phẩy không viết hoa.
  4. Dấu chấm hỏi dùng tong câu để hỏi, thường đứng ở cuối câu hỏi
  5. Dấu chấm than dùng trong câu để bày tỏ cảm xúc, thái độ, nó thường đứng ở cuối câu
    1. Bài tập

Bài 1: Điền dấu chấm hoặc dấu phẩy vào ô trống trong các câu sau:

  1. Cây gạo như một cây nến khổng lồ


  1. Lớp em chăm học           chăm làm

Bài 2: Điền dấu chấm hỏi  hoặc dấu chấm than vào ô trống

- Ông chủ ơi           Chúng tôi nghe nói bãi tắm này có cá sấu. Có phải vậy không

- Không          Ở đây làm gì có cá sấu

- Vì sao vậy

- Vì những vùng biển như này thường có cá mập, mà cá sấu thì sợ cá mập.

Bài 3: Chép lại đoạn văn sau đây cho đúng chính tả sau khi đã thay ô trống bằng dấu chấm hoặc dấu phẩy

Ngày xưa có đôi bạn là Diệc và Cò            Chúng thường cùng ở           cùng ăn         cùng           làm việc và đi chơi cùng nhau           Hai bạn gắn bó với nhau như hình với bóng.

 

Đề ôn thi Tiếng Việt lớp 2 số 1:

I, Cho văn bản sau:

Chim sẻ

 Trong khu vườn nọ có các bạn Kiến, Ong, Bướm, Chuồn Chuồn, Chim Sâu chơi với nhau rất thân. Sẻ cũng sống ở đó nhưng nó tự cho mình là thông minh, tài giỏi, hiểu biết hơn cả nên không muốn làm bạn với ai trong vườn mà chỉ kết bạn với Quạ.

      Một hôm, đôi bạn đang đứng ở cây đa đầu làng thì bỗng một viên đạn bay trúng đầu Sẻ. Sẻ hoảng hốt kêu la đau đớn. Sợ quá, Quạ vội bay đi mất. Cố gắng lắm Sẻ mới bay về đến nhà. Chuồn Chuồn bay qua nhìn thấy Sẻ bị thương nằm bất tỉnh. Chuồn Chuồn gọi Ong, Bướm bay đi tìm thuốc chữa vết thương còn Kiến và Chim Sâu đi tìm thức ăn cho Sẻ.

Khi tỉnh dậy, Sẻ ngạc nhiên thấy bên cạnh mình không phải là Quạ mà là các bạn quen thuộc trong vườn. Sẻ xấu hổ nói lời xin lỗi và cảm ơn các bạn.

                                                                                   Theo: Nguyễn Tấn Phát

II. Dựa vào nội dung bài đọc Chim sẻ em hãy khoanh tròn vào chữ cái trước ý trả lời đúng hoặc trả lời cho mỗi câu hỏi sau:

Câu 1: Sẻ đã kết bạn với ai?

a.  Sẻ kết bạn với Ong.    b.  Sẻ kết bạn với Quạ.    c.  Sẻ kết bạn với Chuồn Chuồn.

Câu 2: Vì sao Sẻ không muốn kết bạn với ai trong vườn mà chỉ làm bạn với Quạ?

      a.Vì Sẻ đã có quá nhiều bạn.                  b. Vì Sẻ thích sống một mình.

      c.Vì Sẻ tự cho mình là thông minh, tài giỏi, hiểu biết nên không có ai trong vườn xứng đáng làm bạn với mình.

Câu 3: Khi Sẻ bị thương, ai đã giúp đỡ Sẻ? 

a.  Quạ giúp đỡ Sẻ.                     

b.  Một mình Chuồn Chuồn giúp đỡ Sẻ.

c.  Các bạn quen thuộc trong vườn giúp đỡ Sẻ.

Câu 4: Theo em, vì sao Sẻ thấy xấu hổ?

a.  Vì Sẻ không cẩn thận nên bị trúng đạn.               

b.  Vì Sẻ đã kết bạn với Quạ.

c.   Vì Sẻ đã coi thường, không chịu kết bạn với các bạn trong vườn, những người đã hết lòng giúp đỡ Sẻ.

Câu 5: Câu “ Quạ vội bay đi mất.” thuộc kiểu câu nào đã học?

a.  Ai làm gì?           b.  Ai là  gì?                    c.  Ai thế nào?

Câu 6: chim sẻ, chim sâu, quạ, ong, bướm, kiến, chuồn chuồn là các từ chỉ gì?

a.  Chỉ cây cối.                  b.  Chỉ con vật.         c.  Chỉ đồ vật.

Câu 7: Bộ phận in đậm trong câuKiến và Chim Sâu đi tìm thức ăn cho Sẻ.” trả lời cho câu hỏi nào?

a.  Là gì:                b.  Làm gì?                    c.  Thế nào?

Câu 8: Từ nào trái nghĩa với từ buồn bã?

a.  vui vẻ                      b.  tưng bừng                      c.  buồn tủi

Câu 9:  Đặt câu hỏi cho bộ phận được in đậm trong câu sau:

             Ong và Bướm bay đi tìm thuốc chữa vết thương cho Sẻ.

........................................................................................................................................

III. Tập làm văn:

1. Em hãy viết lời xin lỗi cho các trường hợp sau:

a. Em lỡ giẫm vào chân bạn.

………………………………………………………………………………………

b. Em mãi chơi, quên làm việc mẹ đã dặn.

………………………………………………………………………………………

2. Em hãy viết lời cảm ơn của em trong những trường hợp sau:

a. Bạn cùng lớp cho em đi chung áo mưa.

Đề ôn thi Tiếng Việt lớp 2 số 2:

ÔN TẬP TIẾNG VIỆT

Bài tập trắc nghiệm:

1. Khoanh tròn vào chữ cái trước thành ngữ, tục ngữ chỉ thời tiết:

a. Non xanh nước biếc.

b. Mưa thuận gió hòa.

c. Chớp bể mưa nguồn.

d. Thẳng cánh cò bay.

e. Chớp đông nhay nháy, gà gáy thì mưa.

g. Trăng quầng thì hạn, trăng tán thì mưa.

2. Khoanh tròn vào chữ cái trước câu hỏi đặt đúng:

a. Khi nào lớp bạn đi cắm trại?

b. Lúc nào lớp tớ cũng sẵn sàng đi cắm trại?

c. Bao giờ bạn về quê?

d. Bao giờ mình cũng mong được bố mẹ cho về quê?

3. Chọn từ thích hợp điền vào chỗ trống để hoàn chỉnh các thành ngữ sau:

– Thương con quý ….

– Trên … dưới nhường.

– Chị ngã em ….

– Con … cháu thảo.

            (Từ cần điền: nâng, cháu, hiền, kính)

4. Em chọn dấu chấm hay dấu chấm hỏi để điền vào ô trống?

Cô Mây suốt ngày bay nhởn nhơ, rong chơi [__] Gặp chị Gió, cô gọi:

Chị Gió đi đâu mà vội thế [__]

– Tôi đang đi rủ các bạn Mây ở khắp nơi về làm mưa đây [__] Cô có muốn làm mưa không [__]

– Làm mưa để làm gì hả chị [__]

– Làm mưa cho cây cối tốt tươi, cho lúa to bông, cho khoai to củ

(Theo Nhược Thuỷ)

5. Đặt 1 câu có sử dụng dấu chấm, 1 câu có sử dụng dấu chấm than.

............................................................................................................................

............................................................................................................................

6. Vật nuôi gồm gia súc (thú nuôi trong gia đình) như trâu, … và gia cầm (chim nuôi trong gia đình) như gà, vịt, …

Em hãy kể thêm một số vật nuôi khác.

………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

7/ Chính tả: (Các em nhờ PH đọc cho mình viết nhé)

Rừng Tây Nguyên

Rừng Tây Nguyên đẹp lắm! Vào mùa xuân và mùa thu, trời mát dịu và thoang thoảng hương rừng. Bên bờ suối, những khóm hoa đủ màu sắc đua nở. Nhiều giống thú quý rất ưa sống trong rừng Tây Nguyên.

Đề ôn thi Tiếng Việt lớp 2 số 3:

1. Phiếu ôn tập ở nhà lớp 2 môn Tiếng Việt 

1/ Rèn đọc lưu loát bài: - Chuyện bốn mùa, Thư Trung thu, Ông Mạnh thắng Thần Gió, Mùa xuân đến, Chim sơn ca và bông cúc trắng, Vè chim, Một trí khôn hơn trăm trí khôn, Cò và Cuốc.

2/ Tập trả lời câu hỏi cuối bài

3/ Viết từ khó có trong bài (PH chọn những từ bé hay viết sai đọc cho con rèn)

Bài 4: Với từ “hoa hồng” hãy đặt 3 câu theo mẫu:

Ai là gì?.................................

Ai làm gì?...........................…

Ai thế nào?.........................…

Bài 5: Sắp xếp để tạo thành 2 câu có nghĩa: mây trắng, trên bầu trời, bồng bềnh trôi, mây xanh.

• Câu 1:.................................................................…

• Câu 2:....................................................................

Bài 6: Đặt câu theo mẫu ai là gì?

Để giới thiệu:

a, Về người mà em yêu quý nhất:...................................

b, Về một đồ chơi mà em yêu thích:..............................…

c, Về một loài hoa mà em yêu thích:....................…



Toán lớp 2

Phần I. Khoanh tròn vào chữ đăt trước câu trả lời hoặc đáp án đúng.

Câu 1. Số liền sau số lớn nhất có hai chữ số là:

  1. 10                       B. 99                          C. 100                        D. 1000

Câu 2.Một hình tứ giác có các cạnh đều bằng nhau và bằng 4cm. Chu vi hình tứ giác đó là:

A. 4cm                        B. 12cm          C. 24cm                      D. 16cm

Câu 3: Có 3 con gà và 2 con chó. Số chân có tất cả là:

 A. 14 chân         B. 16 chân               C. 12 chân                  D. 8 chân

Câu 4: Kết quả của: 5 x 7 + 10 =.....  là

A.  35                     B.   25              C.  45                     D.  55

Câu 5:     5 x 4 x 0  được kết quả là:

A. 20                      B. 9                     C. 0                     D.  24

Câu 6: Khoanh vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng:

Số hình tứ giác trong hình vẽ là:

A. 1                            B. 2

C. 3                            D. 4

Câu 7: Chữ số 5 trong số 75 nằm ở hàng nào?

A. Trăm                      B. Chục                     C. Đơn vị                     D.  Nghìn

Câu 8: Tích của 4 và 9 là:

A. 32                      B. 36                      C. 38                      D. 40

Câu 9: Mẹ có 28 cái kẹo, em giúp mẹ chia đều cho bố,mẹ, em trai và em. Hỏi mỗi người được mấy cái kẹo?

A. 28                      B. 7                        C. 38                      D. 4

Câu 10: Câu nào thích hợp:

A. Quãng đường dài 20 dm                                     B. Chiếc bàn học sinh cao 3m    

C. Chiếc thước kẻ dài khoảng 1km                       D. Chiếc bút chì dài khỏng 15 cm

Phần II: Thực hiện theo yêu cầu của mỗi câu hỏi, bài tập rồi điền kết quả hoặc đáp án đúng vào chỗ chấm:

Câu 11: An đếm được đàn gà 20 cái chân. Hỏi đàn gà có bao nhiêu con?

Trả lời: Đàn gà có ……….. con

Câu 12: Hải có 21 viên bi, Hải tặng bạn  1 số viên bi đó. Hỏi Hải tặng bạn bao nhiêu viên bi?                                                         3

 Trả lời:  Số viên bi Hải tặng bạn là: ……………… viên bi

Câu 13: Một tấm vải dài 27 mét và biết rằng may một cái áo hết 3 mét vải. Hỏi tấm vải đó may được bao nhiêu chiếc áo?

Trả lời:  Số chiếc áo tấm vải đó may được là:………….. chiếc áo.

Câu 14: Em hãy nhớ lại xem ở nhà em có những đồ dùng nào là hình vuông và là hình chữ nhật, hình tứ giác? em hãy liệt kê từ 5 đến 7 đồ dùng.

………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

Câu 15. Em hãy điền các số lần lượt vào ô trống:

                    

               : 3         8     x2

Phần III. Tự luận

Bài 1. Đặt tính rồi tính

         79  + 13                    43 + 45                     62 – 18                 95 58

...................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

Bài 2. Tìm X

  X  x 5 = 40                X x 3 = 45 - 15             X : 3 = 5                    12: X = 4

.................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................…

Bài 3:  Cô Phượng có 35 chiếc thạch rau câu Long Hải, cô chia đề vào 5 túi. Hỏi mỗi túi có mấy chiếc thạch rau câu Long Hải?

Bài giải

..................................................................................................................................................................................................................................................................................................

Bài 4:    a. Tìm một số biết rằng lấy số đó chia cho 3 được thương bằng 6.

...................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

Bài 5: Đặt tính rồi tính

a, 29 + 7

b, 100 - 19

Bài 6: Tìm x

a) x + 2 = 22
b) x - 15 = 25

Bài 7: Bao gạo nặng 24 kg, bao ngô nhẹ hơn bao gạo 7 kg. Hỏi bao ngô cân nặng bao nhiêu ki-lô-gam?

Bài 8: Em hãy tính hiệu của số nhỏ nhất có hai chữ số và số lớn nhất có một chữ số.

Bài 9: Tìm một số biết rằng số đó cộng với 40 rồi trừ đi 30 thì được 20.

Lời giải

……………………………………………

……………………………………………

…………………………………………….

Bài 10: Bạn Hà có số kẹo nhiều hơn 7 kẹo nhưng ít hơn 9 kẹo. Hỏi bạn Hà có mấy viên kẹo?

Lời giải

……………………………………………

……………………………………………

…………………………………………….


ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP  Tiếng Việt lớp 3

Đề 1

I. Đọc và trả lời câu hỏi: Đọc bài Nhà bác học và bà cụ  và trả lời câu hỏi sau.

(Câu 1 đến câu 4 làm miệng)

Câu 1: Hãy nói những điều em biết về Ê-đi-xơn.

Câu 2: Câu chuyện giữa Ê-đi-xơn và bà cụ xảy ra vào lúc nào?

Câu 3: Vì sao bà cụ mong có chiếc xe không cần ngựa kéo?

Câu 4: Tìmvà gạch chân 2 câu trong bài theo mẫu câu Ai làm gì?

Câu 5: Em đặt dấu phẩy vào chỗ thích hợp trong mỗi câu sau?

a) Ở nhà em thường giúp bà xâu kim.

b) Trong lớp Liên luôn chăm chú nghe giảng.

c) Hai bên bờ sông những bãi ngô bắt đầu xanh tốt.

d) Trên cánh rừng mới trồng chim chóc lại bay về ríu rít.
Câu 6: Đặt câu hỏi cho các bộ phận câu được in đậm
:

a) Trương Vĩnh Kí hiểu biết rất rộng.

…………………………………………………………………………………………………

b) Ê-đi-xơn làm việc miệt mài suốt ngày đêm.

…………………………………………………………………………………………………

c) Hai chị em thán phục nhìn chú Lý.

…………………………………………………………………………………………………

Câu 7: Chọn từ thích hợp (se lạnh, hoa sen, sáng suốt, chải chuốt) điền vào chỗ trống:

- Người chỉ huy phải luôn tỉnh táo,....... để không mắc mưu địch.

- Về mùa thu, tiết trời.............

- Mái tóc chị Hiền được......................rất cẩn thận.

-.....................nở rộ dưới đầm.

Câu 8: Dùng gạch chéo (/) tách bộ phận trả lời câu hỏi Ai (cái gì, con gì)làm gì?, thế nào?

- Đường lên dốc trơn và lầy.                         

- Người nọ đi tiếp sau người kia.

- Đoàn quan đột ngột chuyển mạnh.             

- Những đám rừng đỏ lên vì bom Mỹ.

- Những khuôn mặt đỏ bừng.

II. Chính tả:

Câu 1: Luyện viết bài: bài Ê-đi-xơn và bà cụ trang 33 SGK Tiếng Việt 3 tập 2.

Câu 2: Tìm từ ngữ chỉ hoạt động:

a)  Chứa tiếng bắt đầu bằng r/d/gi

- Chứa tiếng bắt đầu bằng r :.......                   

- Chứa tiếng bắt đầu bằng d :........

- Chứa tiếng bắt dầu bằng gi : ……………

b) Chứa tiếng có vần ươt/ ươc

- Chứa tiếng có vần ươt:........

- Chứa tiếng có vần ươc: ………………….....

III. Tập làm văn: Hãy kể về một người lao động trí óc mà em biết.

Gợi ý: a) Người đó là ai, bao nhiêu tuổi, làm nghề gì?

b) Hình dáng, tính tình người đó như thế nào, có gì nổi bật?

c) Người đó hằng ngày làm những việc gì?

d) Người đó làm việc như thế nào?

e) Tình cảm của em đối với người đó như thế nào?

Đề 2

I. Đọc và trả lời câu hỏi: Đọc bài Ở lại với chiến khu( TV lớp 3 – tập 2 – trang 13) rồi trả lời các câu hỏi sau: (Câu 1 đến câu 6 làm miệng)

Câu 1:  Trung đoàn trưởng đến gặp chiến sĩ nhỏ tuổi để làm gì?

Câu 2:  Vì sao Lượm và các bạn không muốn về nhà?

Câu 3: Lời nói của các chiến sĩ nhỏ thế hiện điều gì?

Câu 4:  Thái độ của trung đoàn trưởng thế nào khi nghe lời van xin của các bạn?

Câu 5:  Tìm hình ảnh so sánh ở câu cuối bài?

Câu 6:  Các chiến sĩ Vệ quốc quân đáng quý, đáng trân trọng như thế nào?

Câu 7:  Đặt câu theo kiểu câu Ai làm gì? về một nghệ sĩ.

………………………………………………………………………………………

Câu 8: Chọn từ thích hợp để hoàn thành đoạn văn (lúc nào cũng bóng mượt, vươn cổ,  cái mào, là một cậu gà đẹp trai, gáy thật to, thật vang)

          Trống Choai..................Bộ cánh của cậu......................,............đỏ chót lắc lư rất kiêu ngạo. Mới tờ mờ sớm, cậu ta đã.......... gáy inh ỏi cả một vùng. Cậu nói với cả xóm: “ Tuổi trẻ phải...........,................mới oai chứ!”

Câu 9: Gạch  dưới bộ phận trả lời câu hỏi Khi nào?

a)       Ban sáng, lộc câu mới nhú. Là non còn cuộn tròn trong búp, chỉ hơi hé nở. Đến trưa, là đã xòe tung. Sáng hôm sau, lá đã xanh đậm lẫn vào màu xanh bình thường của các loài cây khác.

b)   Người Tày, Nùng thường múa sư tử vào các dịp lễ hội mừng xuân.

c) Bác Hồ đọc tuyên ngôn độc lập vào ngày 2 tháng 9 năm 1945.

II. Chính tả: Nghe viết và làm bài tập phía dưới:

Câu 1: Luyện viết bài: Đoạn 1 bài Tiếng đàn  trang 54 SGK Tiếng Việt 3 tập 2.

Câu 2: Tìm từ:

a) Các từ gồm hai tiếng, trong đó tiếng nào cũng bắt đầu bằng âm s /x

- Các từ gồm hai tiếng, trong đó tiếng nào cũng bắt đầu bằng âm s: …………………

- Các từ gồm hai tiếng,trong đó tiếng nào cũng bắt đầu bằng âm x: …………

b) Các tiếng gồm hai tiếng, trong đó tiếng nào cũng mang thanh hỏi / thanh ngã

- Các từ gồm hai tiếng, trong đó tiếng nào cũng mang thanh hỏi: ……………………………

Các từ gồm hai tiếng, trong đó tiếng nào cũng mang thanh ngã: ………………………

c) Chứa tiếng bắt đầu bằng r, d hoặc gi, có nghĩa như sau:

- Máy thu thanh, thường dùng để nghe tin tức: …………………

- Người chuyên nghiên cứu, bào chế thuốc chữa bệnh: …………………

- Đơn vị thời gian nhỏ hơn đơn vị phút: …………………

III. Tập làm văn: Viết một đoạn văn ngắn (từ 7 đến 10 câu) kể về một anh hùng chống giặc ngoại xâm mà em biết.
Gợi ý:

- Vị anh hùng đó là ai?

- Công lao của vị anh hùng với nhân dân, đất nước (Chống giặc ngoại xâm, xây dựng đất nước,...)

- Câu chuyện tiêu biểu liên quan tới vị anh hùng dân tộc. 

- Tình cảm của em với người đó.

Đề 3:

I. Đọc và trả lời câu hỏi: Đọc bài Nhà ảo thuật trang 40 SGK Tiếng Việt 3 tập 2 và trả lời câu hỏi sau. (Câu 1 đến câu 4 làm miệng)

Câu 1: Vì sao chị em Xô-phi không đi xem ảo thuật?

Câu 2: Hai chị em gặp và giúp nhà ảo thuật như thế nào?

Câu 3: Tìm một câu có sử dụng phép so sánh trong bài?

Câu 4: Những chuyện gì đã xảy ra khi mọi người uống trà?

II. Chính tả: Nghe viết và làm bài tập phía dưới:

Câu 1: Nghe viết bài: bài Đối đáp với vua trang 51 SGK Tiếng Việt 3 tập 2.

Câu 2: a)  Chứa tiếng bắt đầu bằng s hoặc x, có nghĩa như sau:

-   Nhạc cụ hình ống, có nhiều lỗ nhỏ, thổi bằng hơi: ..................................………………

-   Môn nghệ thuật sân khấu trình diễn những động tác leo, nhảy, nhào lộn,…khéo léo của người và thú: ..................................………………

-  Dòng nước chảy nhanh và mạnh: ..............................……………

b) b)  Chứa tiếng có thanh hỏi hoặc thanh ngã, có nghĩa như sau:

-   Nhạc cụ bằng tre hoặc gỗ, lòng rỗng, gõ thành tiếng, hay dùng trong dàn nhạc dân tộc, trong chùa: ..................................…

-  Tạo ra hình ảnh trên giấy, vải, tường, … bằng đường nét, màu sắc: .........Câu 3: Tìm các từ ngữ chỉ hoạt động:

a)  Chứa tiếng bắt đầu bằng s/x

- Chứa tiếng bắt đầu bằng s : …………………................…

- Chứa tiếng bắt đầu bằng x : …………………..................

b)  )  Chứa tiếng có vần Thanh hỏi/ thanh ngã

- Chứa tiếng có vần Thanh hỏi : ………….....................…

- Chứa tiếng có vần thanh ngã :: ………………….........…

c)   Chứa tiếng bắt đầu bằng l hoặc n:

- Chứa tiếng bắt đầu bằng l: ………………………………………

- Chứa tiếng bắt đầu bằng n : ………………………………………

d)  Chứa tiếng có vần ut hoặc uc:

- Chứa tiếng có vần ut: ……………………………………

- Chứa tiếng có vần uc : ……………………………………

III. Tập làm văn:Viết đoạn văn ngắn (từ 7 đến 10 câu) kể về buổi biếu diễn nghệ thuật mà em được xem.

Gợi ý:

a) Buổi biểu diễn nghệ thuật tổ chức ở đâu?

b) Em xem biểu diễn nghệ thuật đó cùng ai?

c) Buổi biểu diễn nghệ thuật đó có những tiết mục gì?

d) Em thích nhất tiết mục nào?

e) Biểu hiện của người xem như thế nào?

Đề 4:

Đọc thầm bài văn sau:

HÃY CAN ĐẢM LÊN

Hôm ấy, để thay đổi không khí, tôi lấy xe lên núi ngắm cảnh và thưởng thức hoa quả của rừng. Đường núi lắm dốc hiểm trở nhưng cuối cùng tôi cũng lên được nơi mình thích. Nửa tháng nay, toàn phải ở nhà học, bây giờ tôi chằng khác nào “ chim được sổ lồng” cứ chạy hết góc này đến góc khác để ngắm cảnh đồi núi và mải mê hái quả ăn.

Tôi say sưa với cảnh đồi núi mãi đến tận trưa mới chịu về. Đang trên đà xuống dốc thì phanh xe bỗng nhiên bị hỏng. Chiếc xe lao đi vùn vụt như một mũi tên. Tim tôi như vỡ ra làm trăm mảnh. Hai bên đường là vực thẳm, con đường thì ngoằn ngoèo, có đoạn bị cây cối che khuất. Lúc này tôi chỉ biết là mình đang gặp nguy hiểm và có thể phải chết. Tôi định nhắm mắt buông xuôi để chiếc xe lao vào đâu cũng được thì trong đầu bỗng lóe lên một suy nghĩ: phải cầm chắc tay lái và nghĩ tới một điều may mắn đang chờ ở phía trước. Cố gắng cầm ghi đông thật chặt, tôi tập trung chú ý vào đoạn đường mình sẽ qua. Thế rồi chiếc xe vẫn lao xuống vùn vụt nhưng tôi cảm thấy an toàn hơn nhiều vì rất bình tĩnh. Cuối cùng xe cũng vượt qua được đoạn dốc một cách an toàn. Tôi thở phào nhẹ nhõm!

Bạn ạ, dù ở trong hoàn cảnh nào, nếu có lòng cna đảm vượt lên chính mình để chiến thăng nỗi sợ hãi thì bạn sẽ vượt qua được hết mọi nguy hiểm, khó khăn.

(Theo Hồ Huy Sơn)

Khoanh vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng:

1. Để giảm bớt sự căng thẳng, mệt mỏi trong học tập, bạn nhỏ trong bài văn đã làm gì?

a, Đi chơi công viên.      b, Đi cắm trại.   c, Lên núi ngắm cảnh và thưởng thức hoa quả của rừng.

2. Điều gì xảy ra với bạn nhỏ trên đường về nhà?

a, Bạn bị ngã.                   b, Phanh của bạn bị hỏng. c, Có một cây gỗ chặn ngang đường.

3. Những câu văn nào nói về tình thế nguy hiểm của bạn nhỏ?

a, Đang trên đà xuống dốc thì phanh xe bỗng nhiên bị hỏng.

b, Chiếc xe lao đi vùn vụt như một mũi tên.              

c, Tim tôi như vỡ ra làm trăm mảnh.

d, Hai bên đường là vực thẳm, con đường thì ngoằn ngoèo, có đoạn bị cây cối che khuất.

4. Trước sự nguy hiểm, bạn nhỏ đã làm gì?

a, Buông xuôi, không lái để xe tự lao đi.                                       

b, Nghĩ tới một điều may mắn đang chờ phía trước, bình tĩnh, can đảm cầm chắc ghi đông để điều khiển xe xuống dốc.

c, Tìm cách nhảy ra khỏi xe.

5. a, Hãy viết tiếp vào chỗ trống để có câu văn nói lên bài học rút ra từ câu chuyện.

Các bạn ạ, dù trong hoàn cảnh khó khăn, nguy hiểm nào, nếu.....................................

b, Hãy viết từ 2-3 câu để nêu lên ý nghĩa câu chuyện:.....................................

6. Gạch chân các từ chỉ sự vật trong câu văn: “Hôm ấy, để thay đổi không khí, tôi lấy xe lên núi ngắm cảnh và thưởng thức hoa quả của rừng.”?

7. Ghi lại những câu văn nào có hình ảnh so sánh?

8. Điền tiếp vào chỗ trống để có hình ảnh so sánh.

a, Cảnh rừng núi đẹp như...............................................................................................

b, Con đường ngoằn ngoèo uốn lượn như.......................................................................

9. Những từ ngữ nào có thể điền vào chỗ trống trong câu “Tình thế của tôi như....” để có hình ảnh so sánh nói về tình thế nguy hiểm của bạn nhỏ trong bài?

a, trứng chọi đá.                b, ngàn cân treo sợi tóc.                        c, nước sôi lửa bỏng.

10. Dũng cảm là một đức tính của người đội viên. Trong lịch sử có nhiều đội viên dũng cảm đã trở thành tấm gương sáng cho nhiều thế hệ Thiếu nhi Việt Nam noi theo như Kim Đồng, Vừ A Dính, Dương Văn Nội, Kơ-pa-kơ-lơng, Nguyễn Bá Ngọc,...

III. Tập làm văn: Em hãy viết một đoạn văn ngắn (khoảng 5-7 câu) kể về một đội viên dũng cảm.

Đề 5:

Đọc thầm bài văn sau:       THẦY GIÁO DỤC CÔNG DÂN

Giờ học Giáo dục công dân, thầy bước vào lớp với vẻ mặt tươi cười. Cả lớp đứng dậy chào thầy. Ở cuối lớp, Nam vẫn nằm gục trên bàn ngủ khì khì. Thầy cau mày từ từ bước xuống. Khác với suy nghĩ của chúng tôi, thầy đặt tay lên vai Nam rồi nói nhẹ nhàng: “ Tỉnh dậy đi em! Vào học rồi, công dân bé nhỏ ạ!”.

Thầy quay bước đi lên trước lớp và nói: “ Hôm nay chúng ta sẽ kiểm tra 15 phút. Các em hãy nghiêm túc làm bài cho tốt nhé. Thầy rất mong các em có tính độc lập và tự giác cao trong học tập”.

“Thôi chết tôi rồi! Hôm qua thằng Nam rủ tôi đi đá bóng suốt cả buổi chiều. Làm thế nào bây giờ?”.

Bỗng lúc ấy có người gọi thầy ra gặp. Tôi sung sướng đến phát điên lên. Tôi mở vội sách ra, cho vào ngăn bàn, cúi sát đầu xuống để nhìn cho rõ và chép lấy chép để. Bỗng một giọng nói trầm ấm vang lên từ phía sau lưng tôi: “ Em ngồi như vậy sẽ vẹo cột sống và cận thị đấy! Ngồi lại đi em!”. Tôi bối rối, đầu cúi gằm, tim đập loạn xạ, chân tay run rẩy...

Thầy quay bước đi lên trước lớp cứ như không hề biết tôi đã giở sách vậy. Tôi xấu hổ khi bắt gặp cái nhìn như biết nói của thầy. Bài kiểm tra đã làm gần xong nhưng sau một hồi suy nghĩ, tôi chỉ nọp cho thầy một tờ giấy có hai chữ “ Bài làm” và một câu: “ Thưa thầy, em xin lỗi thầy!”. Nhận bài kiểm tra từ tay tôi, thầy lặng đi rồi mỉm cười như muốn nói: “ Em thật dũng cảm!”.

Tôi như thấy trong lòng mình thanh thản, nhẹ nhõm. Bầu trời hôm nay như trong xanh hơn. Nắng và gió cũng líu ríu theo chân tôi về nhà.

(Theo Nguyễn Thị Mỹ Hiền)

Khoanh vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng:

1. Thầy giáo làm khi thấy Nam ngủ gật trong lớp?

a, Thầy giáo gọi Nam dậy và nhắc nhở. b, Thầy yêu cầu bạn ngồi bên cạnh gọi Nam dậy.

c, Thầy đặt tay lên vai Nam rồi nói nhẹ nhàng: “Tỉnh dậy đi em! Vào học rồi, công dân bé nhỏ ạ!”.

2. Vì sao bạn nhỏ trong câu chuyện không làm được bài kiểm tra?

a, Vì bạn bị mệt.                         c, Vì bạn không hiểu đề bài.

b, Vì hôm trước bạn mải chơi đá bóng suốt cả buổi chiều, không học bài.

3. Nhìn thấy bạn nhỏ cúi sát đầu vào ngăn bàn chép bài, thầy giáo đã làm gì?

a, Thầy lờ đi như không biết.                           c, Thầy thu vở không cho bạn chép tiếp.

b, Thầy nhẹ nhàng nói: “ Em ngồi như vậy sẽ vẹo cột sống và cận thị đấy! Ngồi lại đi em!”.

4. Vì sao bạn nhỏ không nộp bài kiểm tra mặc dầu đã chép gần xong?

a, Vì bạn thấy có lỗi trước lòng vị tha, độ lượng của thầy.

b, Vì bạn sợ các bạn trong lớp đã biết việc mình chép bài.             

c, Vì bạn sợ bị thầy phạt.

5. Hành động nào của bạn nhỏ khiến em thấy bất ngờ, thú vị nhất? Vì sao?

b, Hành động nào của thấy giáo dục công dân khiến em thấy cảm phục nhất? Vì sao?

6. Dòng nào nêu đúng những từ có ở trong bài chỉ đức tính tốt mà người học sinh cần có?

a, độc lập, tự giác, nhẹ nhàng.              

b, nghiêm túc, chép bài, dũng cảm.

c, độc lập, tự giác, dũng cảm.

7. Điền bộ phận còn thiếu vào chỗ trống để tạo câu có mẫu Ai là gì?

a, Nam.............................................................................................................................

b, Bạn nhỏ trong bài........................................................................................................

c,.................................................................là người thầy độ lượng bao, bao dung.

8. Đặt mình vào vai người học sinh trong câu chuyện “Thầy giáo dục công dân”, em hãy nói lên suy nghĩ của mình khi quyết định không nộp bài kiểm tra đã chép.

.......................................................................................................................................…

.......................................................................................................................................…

Đề 6:

I, Đọc hiểu (4 điểm)

Con cò.

          Đồng phẳng lặng, lạch nước trong veo, quanh co uốn khúc sau một nấm gò.

          Màu thanh thiên bát ngát. Buổi chiều lẳng lặng. Chim khách nhảy nhót ở đầu bờ, người đánh giậm siêng năng không nề bóng xế chiều, vẫn còn bì bõm dưới bùn nước quá đầu gối.

          Một con cò trắng đang bay chầm chậm bên chân trời. Vũ trụ như của riêng nó, khiến con người ta không cất nổi chân khỏi đất, cảm thấy bực dọc vì cái nặng nề của mình. Con cò bay là là, rồi nhẹ nhàng đặt chân lên mặt đất, dễ dãi, tự nhiên nh\ mọi hoạt động của tạo hóa. Nó thong thả đi trên doi đất.

          Rồi nó lại cất cánh bay, nhẹ như chẳng ngờ, không gây một tiếng động trong không khí.

                                                                                                    Theo Đinh Gia Trinh

Dựa vào nội dung bài đọc, em hãy khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời đúng:

1. Con cò xuất hiện vào lúc nào trong ngày?

A. Buổi sáng.

B. Buổi chiều.

C. Buổi trưa.

2, Chi tiết nào nói lên dáng vẻ của con cò khi đang bay?

A. Bay chầm chậm bên chân trời.

B. Bay là là rồi nhẹ nhàng đặt chân lên mặt đất.

C. Cả hai ý trên đều đúng.

3. Câu nào dưới đây có hình ảnh so sánh?

A. Đồng phẳng lặng, lạch nước trong veo, quanh co uốn khúc.

B. Rồi nó lại cất cánh bay, nhẹ như chẳng ngờ.

C. Chim khách nhảy nhót ở đầu bờ.

4. Câu: "Các nghệ sĩ đã chinh phục khán giả bằng tài năng của mình." trả lời cho câu hỏi nào?

A. Vì sao?                              B. Bằng gì?                                      C. Khi nào?

5. Câu nào dưới đây dùng đúng dấu phẩy?

A. Bằng một sự cố gắng phi thường, Nen - li đã hoàn thành bài thể dục.

B. Bằng một sự cố gắng phi thường Nen - li, đã hoàn thành bài thể dục.

C. Bằng một sự cố gắng phi thường, Nen - li đã hoàn thành, bài thể dục.

II. Luyện từ và câu

Câu 1. Những câu nào dưới đây có hình ảnh so sánh.

a. Những chú gà con chạy như lăn tròn.

b. Những chú gà con chạy rất nhanh.

c. Những chú gà con chạy tung tăng.

Câu 2. Chọn từ trong ngoặc đơn điền vào chỗ chấm để câu văn có hình ảnh so sánh.

a, Tán bàng xòe ra giống như.... (Cái ô, mái nhà, cái lá)

b. Những lá bàng mùa đông đỏ như..................... (ngọn lửa, ngôi sao, mặt trời)

c. Sương sớm long lanh như........ (những hạt ngọc, làn mưa, hạt cát)

d. Nước cam vàng như............... (mật ong,lòng đỏ trứng gà, bông lúa chín)

e. Hoa xoan nở từng chùm như.............. (những chùm sao, chùm nhãn, chùm vải)




Các tin khác
🌈 TUYỂN SINH LỚP CLB HÈ NĂM 2023 🌈...
🌈 TUYỂN SINH LỚP CLB HÈ NĂM 2023 🌈...
🌈 TUYỂN SINH LỚP CLB HÈ NĂM 2023 🌈...
🌈 TUYỂN SINH LỚP CLB HÈ NĂM 2023 🌈...
🌈 TUYỂN SINH LỚP CLB HÈ NĂM 2023 🌈...
🌈 TUYỂN SINH LỚP CLB HÈ NĂM 2023 🌈...
🌈 TUYỂN SINH LỚP CLB HÈ NĂM 2023 🌈...
🌈 TUYỂN SINH LỚP CLB HÈ NĂM 2023 🌈...
1
TRƯỜNG MẦM NON TƯ THỤC THÁNH GIÓNG
Địa chỉ : Cơ sở 1: No: C2 - Lô BT4 Khu Đô thị Việt Hưng - Long Biên - Hà Nội
Cơ sở 2: No: A17 - Lô BT6 Khu Đô thị Việt Hưng - Long Biên - Hà Nội
Điện thoại: (04)22147977/ Email: mnthanhgiong@longbien.edu.vn; tuvanknsm@giaoduckinangsaomai.com

Giấy chứng nhận bản quyền số: 2169/2013/QTG của cục bản quyền tác giả cấp ngày: 06/06/2013
© 2013 Mầm non Thánh Gióng - Được cung cấp bởi : TCG Corporation