Hội thảo làm thể nào để kích hoạt tối đa sự phát triển não bộ của trẻ từ 0 đến 6 tuổi - do TS Trần Văn Tính Chia sẻ.
“Bạn có thể có nhiều điều nuối tiếc trong tuổi thơ của mình, nhưng bạn không thể cho con mình một tuổi thơ đầy hối tiếc, bạn có thể không phải là thiên tài, nhưng bạn hoàn toàn có thể trở thành cha mẹ và thầy cô của những thiên tài!”.Đó là một trong những lời tựa đầu của bộ sách nổi tiếng “Phương án 0 tuổi” của tác giả - Giáo sư Phùng Đức Toàn (Feng De Quan), người được mệnh danh là “cha đẻ của giáo dục trẻ thông minh sớm Trung Quốc đương đại”, chuyên gia nổi tiếng thế giới về phát triển tiềm năng trẻ em, đặc biệt cho trẻ từ 0 tuổi (thai nhi) đến 6 tuổi.
Các nhà khoa học đã khẳng định 6 năm đầu đời là giai đoạn rất quan trọng của sự phát triển não bộ con người, đặc biệt giai đoạn trước 3 tuổi. Đây cũng là thời kỳ đặt nền tảng cơ sở về hành vi, ngôn ngữ, thói quen và tính cách cho cả cuộc đời của con người. Trẻ thông minh sớm khác với việc chúng ta nhồi nhét trẻ học. Dạy trẻ bất cứ cái gì trong giai đoạn này nếu được biến dạng dưới trò chơi thì đến khi trưởng thành, trẻ sẽ là người có thể biết cách lĩnh hội nhiều tri thức, cuộc sống sẽ dễ dàng và thuận lợi hơn.
Nội hàm giáo dục của “Phương án 0 tuổi” là giáo dục tố chất chứ không phải là giáo dục thi cử. Mục tiêu và phương châm của phương án là: nâng cao tố chất tiềm ẩn của thai nhi cũng như tố chất cơ bản của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ; kích thích trẻ phát triển một cách toàn diện, đầy đủ, có sở trường và có cá tính; bồi dưỡng nên nhưng em nhỏ giàu năng lực sáng tạo và những phẩm chất ưu tú về sức khỏe, sự thông minh và trí tuệ, tính cách, đạo đức; đặt nền móng, cơ sở vững chắc cho quá trình giáo dục, cuộc sống cũng như sự trưởng thành của các em sau này.
Trên tinh thần ấy, tôi xin giới thiệu 5 nguyên tắc chủ yếu của giáo dục sớm:
1.Nguyên tắc bắt đầu từ lúc 0 tuổi:
Chúng ta phải bắt đầu “nắm” lấy nhân tài kể từ khi chúng còn là những đứa trẻ sơ sinh, giống như giám đốc Sở Nghiên cứu kích thích tài năng con người ở Philadelphia của Mỹ đã nói: “Mỗi một đứa trẻ sơ sinh bình thường khi chào đời đều mang trong mình tiềm năng thiên tài giống như Edison hay Einstein”. Vậy, chúng ta cần tranh thủ không để lỡ mất khả năng phát triển của trẻ.
Không nên có quan niệm rằng, giáo dục sớm là trẻ có thể đi học, tốt nghiệp và tham gia công tác sớm hơn vài năm. Giáo dục sớm là để vun đắp nền tảng tố chất nhân tài để sau này chúng có được sự phát triển toàn diện với một xuất phát điểm tốt.
2.Nguyên tắc khơi dậy niềm đam mê
Niềm đam mê là động lực nội tại đầu tiên để trẻ nhỏ phát triển tinh thần và chủ động học tập. Sự hình thành của niềm đam mê sâu sắc và đúng hướng (bao gồm nhiều sở thích khác nhau và niềm đam mê cháy bỏng nhất trong một thời gian nhất định) tự bản thân nó cũng là một nội dung quan trọng trong quá trình phát triển tâm lý của trẻ.
Trẻ từ 0 – 6 tuổi đang ở giai đoạn tìm hiểu không lựa chọn, chúng dường như có niềm đam mê với tất cả những sự việc mới lạ, chúng ta cần tận dụng tối đa giai đoạn này để tiến hành giáo dục trẻ. Nếu giáo dục không tốt sẽ khiến trẻ chịu sự tổn hại, sự giáo dục của con người sẽ khiến đứa trẻ thành một con người, nếu giáo dục tư tưởng vui chơi thỏa thích sẽ khiến trẻ trở thành những “cậu ấm cô chiêu” chỉ thích ăn chơi hưởng thụ.
3.Nguyên tắc ngầm khích lệ, động viên
Trẻ nhỏ là những vị khách mới của thế giới. Chúng thiếu vốn tri thức, không có chủ kiến và năng lực phán đoán, chúng trưởng thành nhờ tiếp nhận những ảnh hưởng từ môi trường cũng như những hành vi và ngôn ngữ của người lớn. Vậy nên người lớn cần phải kiên trì tận dụng hoàn cảnh, hành vi và ngôn ngữ ngầm cổ vũ, khích lệ trẻ. Đó là phương pháp giáo dục cơ bản để bồi dưỡng lòng tự tôn, ý chí tiến thủ, sự tự tin và giàu lòng thông cảm…nhằm đảm bảo tâm lý của trẻ được phát triển đầy đủ và toàn diện. Chúng ta nên thường xuyên cổ vũ, khen ngợi, bày tỏ sự tin tưởng và nên ra những yêu cầu nghiêm khắc; không nên phê bình, trách mắng, kể tội trẻ một cách tiêu cực, cần luôn khiến trẻ có cảm giác mình là một đứa trẻ tốt. Đây cũng là nguyên tắc cơ bản của giáo dục ngay từ giai đoạn đầu.
4.Nguyên tắc biến khó thành dễ
Trên con đường trưởng thành của một con người chắc chắn sẽ gặp không ít những những cửa ải học tập khó khăn. Phương pháp tốt nhất để vượt qua những cửa ải khó khăn này chính là những sự việc càng khó thì càng cần phải học từ sớm, ta nên cho trẻ tiếp xúc trước với những điều đó để chúng có được ấn tượng ban đầu và đem lòng yêu thích. “Bê non mới sinh không sợ hổ”, trên thế giới này chỉ có trẻ nhỏ là người duy nhất không sợ khó khăn, trong suy nghĩ của chúng chỉ có sự phân biệt giữa hứng thú và không hứng thú, chỉ có sự khác nhau giữa yêu thích và cự tuyệt, mà không có chút khái niệm nào về dễ hay khó, sợ hay không sợ. Vì vậy, với bất kể sự việc nào khó học trong tương lai, bạn hãy biến khó thành dễ, giúp trẻ nảy sinh niềm đam mê, trẻ sẽ dễ dàng tiếp nhận như khi chúng học đi, học nói. Nguyên tắc biến khó thành dễ là một bước đột phá trong phát triển nhân tài và giáo dục, là bí quyết để bồi dưỡng nên những con người ưu tú.
5.Nguyên tắc cuộc sống là một trường học
Cuộc sống phong phú và các hoạt động trò chơi là trường học tốt nhất để thực thi giáo dục sớm. Nó cũng là trường học duy nhất của trẻ sơ sinh và trường học chủ yếu của trẻ ở giai đoạn ấu thơ, điều này do đặc điểm tâm sinh lý của trẻ quyết định. Bởi vì, thứ nhất, cơ thể trẻ đang ở vào giai đoạn sinh trưởng, phát triển nhanh nhất; bản năng của chúng cần tới sự hoạt động của hệ thần kinh, cơ bắp và gân cốt, không thể ngồi một chổ trong thời gian quá lâu. Thứ hai, trẻ đang ở vào giai đoạn mà những chú ý vô thức chiếm đại đa số, do đó, cần luôn luôn phải thay đổi sự chú ý của chúng. Thứ ba, với trẻ nhỏ, những nội dung chúng có thể học tập trong cuộc sống quá phong phú, nơi nào cũng có thông tin, có niềm vui và sự hứng thú. Trẻ sẽ lấy thế giới cảm giác của ngũ quan làm niềm thõa mãn lớn nhất, vui chơi có ích chính là học tập một cách thú vị nhất, học tập một cách say mê là sự vui chơi có ích nhất. Các trò chơi trong cuộc sống là nguyên tắc và kim chỉ nam của giáo dục sớm.
Phương án 0 tuổi đã được thế giới coi là “Cuộc phục hưng văn hóa thứ hai”, trong thời đại khoa học phát triển như vũ bão thì việc áp dụng phương án 0 tuổi để nâng cao tố chất toàn dân tộc là việc cần được cộng đồng quan tâm hàng đầu.Những năm gần đây, nhiều phụ huynh có thể tiếp cận với các tài liệu về giáo dục sớm như phương pháp Glenn Doman (Mỹ), Montessori (Italy), Shichida Makoto (Nhật), Phương án 0 tuổi (Trung Quốc)... Những hiện tượng "thần đồng" biết nói tiếng Anh, đọc, viết chữ khi mới một, hai tuổi không còn hiếm. Tại Thành phố Hồ Chí Minh, hệ thống trường mầm non Saigon Academy cũng đã ứng dụng "Phương án 0 tuổi" cho các bé từ 12 tháng tuổi đến 5 tuổi, đã tạo ra một môi trường phong phú và trí tuệ, nhiều hoạt động “học mà chơi” vô cùng hấp dẫn, bước đầu cho thấy sự đúng đắn và hiệu quả của phương pháp giáo dục sớm tại Việt Nam. Vì thế, chúng tahãy mang lại cho trẻ một tuổi thơ hạnh phúc vui vẻ, đồng thời hãy đặc biệt chú trọng tạo cho con trẻ một bước khởi đầu tốt và một ưu thế mạnh!..